1. Rầy bông xoài .
Loại rầy này thường xuất hiện nhiều khi cây xoài bắt đầu trổ bông, Một con rầy cái đẻ từ 100 - 200 trứng. Cả rầy trưởng thành lẫn rầy non đều chích hút nhựa bông và lá non. Bông xoài bị rầy chích hút sẽ chuyển màu nâu, khô và rụng.
Cách phòng trừ rầy bông:
Cắt tỉa cành, vệ sinh vườn sau thu hoạch. Trước khi xoài ra bông 1-2 tuần đặt bẫy đèn, dưới bẫy đặt thau nước pha xà bông với dầu hôi để thu hút và diệt rầy trưởng thành. Giai đoạn xoài ra nụ hoa, nếu phát hiện rầy phun thuốc Apolo 25WP, Trebon 20WP, Butyl 400 SC... để diệt rầy, không phun thuốc khi xoài đang ra bông.
1. Ruồi đục trái.
Ruồi có kích thước nhỏ hơn ruồi nhà, ruồi đục trái khi trưởng thành có màu nâu vàng với các vạch đen trên bụng. Trứng được đẻ dưới lớp vỏ quả, mỗi ổ từ 1- 40 trứng.
Ruồi đục trái đẻ trứng trên trái chín, ấu trùng ăn phá bên trong làm cho quả bị thối.
Phòng và điều trị:
Vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom tiêu hủy các quả bị bệnh, quả rụng, bao trái, thu hoạch khi trái vừa chín. Ngoài ra, dùng chất dẫn dụ Methyl Augenol và thuốc trừ sâu mùi nhẹ treo vào trong tán cây, độ cao từ 1,5-2m để bẫy ruồi đực.
Khi phát hiện ruồi đục trái với số lượng nhiều, phun thuốc Sagothion 50EC, Sumitigi 30EC. Chú ý, phải phun xịt thuốc theo phương pháp 4 đúng. Biện pháp an toàn và cho thấy hiệu quả nhất là biện pháp bao trái: Khi xoài to nên bao trái, ngoài việc ngừa ruồi đục trái, bao trái còn giúp phòng bệnh thán thư, thối đáy trái, sâu đục hột… Tuy bao trái tốn công sức, thời gian, nhưng tiết kiệm chi phí và làm vỏ trái có màu đẹp.
2. Rệp sáp quả.
Rệp trưởng thành và ấu trùng đều chích hút nhựa trên hoa và quả xoài. Ngoài gây hại trực tiếp bằng cách chích hút nhựa, rệp sáp còn tiết mật ngọt làm bồ hóng phát triển nơi rệp sáp sinh sống. Quả bị nhiễm nặng có thể ngừng phát triển, chay sượng và rụng.
Phòng trư:
Nuôi thiên địch như: bọ rùa và ong ký sinh.
- Tỉa bỏ những quả bị nhiễm ở giai đoạn đầu.
- Dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tủ ở xung quanh để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến hôi. Nếu trên thân cây có nhiều kiến hôi thì mỗi lần xịt thuốc trừ rệp thì nên xịt cả thân cành để trừ kiến hôi.
- Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời nhất là giai đoạn cây có đọt non, lá non, bông, trái. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc Movento, Vidithoate 40ND, Supracide 40EC; Mapy 48EC;... Để tiết kiệm thuốc, công phun xịt và giảm bớt ô nhiễm môi trường chỉ nên phun xịt trực tiếp thuốc vào những chỗ có rệp bu bám.
4. Bọ trĩ hại xoài
Bọ trĩ gây hại chủ yếu trên lá và trên bông. Trên lá, bọ trĩ cạp lá và chích hút nhựa làm lá phát triển không bình thường, cong queo, hai mép cúp xuống. Trên chồi, làm chồi không ra lá. Trên bông làm bông héo, khô, rồi rụng hàng loạt.
Nếu bọ trĩ trên gây hại trên trái sẽ làm da trái gần cuống có màu xám đậm, trái biến dạng; nếu xuất hiện với mật số cao và gây hại muộn thì da trái (cả trái non lẫn trái lớn) bị sần sùi, giá trị thương phẩm giảm.
Bọ trĩ có vòng đời tương đối ngắn, đẻ trứng nhiều, do đó nếu không phát hiện sớm và phòng trừ đúng cách, thiệt hại sẽ càng nặng nề hơn.
Phòng và điều trị:
Cần tỉa cành cho thông thống để ánh sáng xâm nhập đều vào bên trong tán cây, không thuận lợi cho chúng sinh sống và gây hại.
+ Vào giai đoạn xoài đang ra lá non, chồi, trái non… nếu mật số cao có thể luân phiên sử dụng các loại thuốc sau: Sairifos 585 EC, dầu khoáng SK Enspray 99EC (có thể dùng đơn hay phối với nhau), Comda gold 5WG hay Schezgold 500WDG.
Cần chú ý để phòng trừ bọ trĩ an toàn, hiệu quả, nên phun kỹ mặt dưới lá nơi bọ trĩ ẩn náu, gây hại; nên luân phiên các loại thuốc hoá học có gốc khác nhau, có thể sử dụng thuốc liên tiếp 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 7 - 10 ngày. Khi xoài đang ra bông nên hạn chế phun thuốc, nếu thật cần thiết thì phun vào chiều mát.
3. Sâu đục trái.
Con trưởng thành là một lọai bướm tương đối lớn, sải cánh rộng đến gần 3 cm, thân mình mầu nâu đỏ, có khoang trắng, đỏ xen kẽ. Cánh trước mầu nâu, cánh sau mầu xám trắng, họat động về ban đêm. Đẻ trứng trên vỏ trái xòai còn non (cỡ trứng gà, trứng vịt), nhất là những trái nằm khuất ánh sáng. Trứng hình bầu dục, rất nhỏ (khỏang gần 1 ly) nên mắt thường khó phát hiện.
Sau khi nở sâu non di chuyển dần về phía chóp trái, đục vào bên trong trái để gây hại. Khi còn nhỏ sâu ăn phần thịt trái, khi lớn ăn phần hột là chính, khi đã ăn hết hột chúng chui ra ngòai đục phá trái khác. Nếu trái còn nhỏ đã bị sâu gây hại thì trái sẽ bị rụng. Nếu trái lớn mới bị gây hại thì mặc dù ít bị rụng nhưng thường bị thối ở phía đầu trái.
Sau khi đục vào bên trong sâu ăn rỗng trái tạo thành một “căn hầm trú ẩn” vùa cắn phá vừa thải phân ra ngay “căn hầm “ này. Sâu càng lớn “căn hầm” càng rộng. Các đường đục sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm bệnh xâm nhập phát triển, làm cho đầu trái bị hư thối.
Sâu có thể tấn công trong suốt qúa trình phát triển của trái, nhưng thường gây hại nặng khi trái còn non. Khi bổ trái ra thường thấy bên trong “căn hầm trú ẩn” có một hoặc vài con sâu. Đẫy sức sâu chui ra ngòai rơi xuống đất để hóa nhộng. Những nơi sâu xuất hiện và gây hại trên hầu khắp các vườn, Có những vườn sâu gây hại đến 100% số cây, cá biệt có những vườn làm thất thu hòan tòan.
Phòng và điều trị:
Kiểm tra vườn xòai thường xuyên, thu gom và đem tiêu hủy .
Sau khi đậu trái khỏang 1,5 tháng nên bao trái bằng giấy xi măng, giấy dầu, bao vải hoặc bao chuyên dùng để ngăn chặn không cho sâu tiếp xúc với trái để gây hại. Trước khi bao trái vài ngày nên phun xịt một đợt thuốc trừ sâu, bệnh cho trái.
Nếu điều kiện cho phép, sau mỗi vụ thu họach trái nên cho nước vào ngâm vườn một vài ngày để tiêu diệt nhộng đang nằm trong đất, hạn chế sâu cho vụ sau.
Nếu thấy có trên 2% số trái bị sâu gây hại dùng một trong các lọai thuốc sau: Sumicidin 10EC, 25EC; First 20EC; Sumitigi 30EC; Sumicombi 30ECphun theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Sau 15 ngày phun một đợt. Phải chú ý bảo đảm đủ thời gian cách ly của thuốc để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
4. Bọ vòi voi đục cành xoài.
Thứ nhất: Con trưởng thành vòi đục lỗ tạo các buồng để đẻ trứng trên cành non. Sau khi nở sâu non đục vào bên trong chồi để cắn phá làm cho chồi, lá non bị héo dần, khô rồi chết.
Thứ hai: Con trưởng thành đẻ trên các chạc ba, chạc tư của cành non hoặc trong các khe, các vết nứt trên thân cây. Sau khi nở sâu non đục ngay phía dưới của chỗ trứng được đẻ. Sâu non có màu trắng, mập, đầu màu nâu nhạt. Sự gây hại của chúng cũng làm cho cành non, lá non bị chết khô trên cây.
Phòng và điều trị:
Nếu phát hiện có thể dùng dao, móc sắt moi bắt sâu và nhộng, các cành bị héo cần cắt bỏ và tiêu huỷ để diệt sâu. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc trừ sâu: sevin 43ew, hoặc sevin 85S, para 43SC, carmethrin 10ec hoặc 25ec, punix 5.5 ec hoặc 25ec, pycythrin 5ec, dimenatec…
Để phòng bệnh có thể phun thuốc khi cây ra đọt non bằng các loại thuốc như: Regent, Vicarp, Confidor./. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
T. Khuyên