1. Bệnh chết cây con:
Nguyên nhân : Bệnh do nhiều loại nấm Rhizoctonia solani, Pythium, Fusarium, Phytophthora spp gây hại cho cây.
Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn cây con, Bệnh xuất hiện khi ẩm độ và nhiệt độ cao, khi gieo quá dầy, gieo hạt mùa mưa mà không có giàn che. Cây bị bệnh phần thân cây tiếp giáp với mặt đất bị thối khô có màu nâu đen, cây ngả sang một bên, lá rũ, cây còi cọc và chết.
Phòng trừ :
Vườn ươm làm nơi cao, thoát nước tốt, đất tơi xốp, nhiều mùn, thoáng khí, nếu mùa mưa nên làm giàn che.
Xử lý đất trước khi gieo hạt như cày ải phơi đất, làm đất nhỏ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại, bón vôi, phun thuốc khử nấm, mối; ưu tiên bón phân chuồng ủ hoai mục với chế phẩm Trichoderma.
Bón phân cân đối NPK). Luân canh với các cây trồng khác họ cà (cà, ớt, khoai tây) để diệt nguồn bệnh.
Xử lý hạt giống trước khi gieo; Phun phòng bệnh khi thấy thời tiết bất lợi. Cây chớm bệnh sử dụng các loại thuốc sau: Carbendazim 500 FL, Alpine 80WP. Phun theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu cây nhiễm bệnh nặng 5 – 7 ngày phun một lần.
2. Bệnh đốm lá (đốm mắt cua, đốm mắt cua)
Nguyên nhân : do nấm Cercospora capsici gây hại.
Trên lá đốm bệnh có dạng hình tròn, viền nâu đậm, bệnh xuất hiện rải rác, nếu nặng vết bệnh lan rộng, liên kết lại khiến lá cháy thành từng mảng lớn, khô và rụng. Bệnh hại trên thân, cuống hoa. Khi thời tiết nóng, ẩm, nhiệt độ càng cao, đất ẩm, trời nhiều sương mù thuận lợi cho bệnh phát triển.
Phòng trừ :
Thu dọn và tiêu hủy tàn dư sau thu hoạch, cày ải đất sớm, phơi nắng để tiêu diệt mầm bệnh.
Ưu tiên bón phân hữu cơ hoai mục, bón thúc cân đối bằng phân NPK.
Luân canh với cây khác họ cà.
Dùng hạt giống sạch bệnh.
Nếu ruộng bị nhẹ ngắt bỏ lá bệnh, hạn chế tưới nước và buổi chiều tối, hạn chế tưới lên lá.
Có thể dùng các loại thuốc đặc trị như Dipomate 80WP. Alpine 80WP, Mexyl MZ 72WP, Phun theo hướng dẫn trên bao bì. Nếu bệnh nặng phun 5 – 7 ngày / lần.
3. Bệnh thán thư
Nguyên nhân:
Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây hại.
Bệnh có thể gây hại trên tất cả các bộ phận của cây như : lá, than, quả nong, quả chin… Bệnh thán thư thường xuất hiện khi thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều, ẩm độ cao, sáng nắng, chiều mưa. Mầm bệnh có thể tồn tại trong hạt giống, tàn dư cây trồng, dụng cụ thu hoạch và tồn tại ngay cả trong đất trồng.
Phòng trừ :
- Sau thu hoạch, thu dọn tàn dư cây trồng, tiêu hủy.
- Luân canh với cây trồng khác, nhất là với cây trồng nước.
- Dùng giống sạch bệnh, không dùng hạt ở ruộng bị bệnh để làm giống. Xử lý hạt giống bằng nước nóng 2 sôi, 3 lạnh trước khi gieo.
Khi cây bị bệnh dùng các thuốc đặc trị sau : Carbenzim 50WP, 500FL, Mexyl MZ 72WP, Thio M 70WP, 500FL. Phun theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
4. Bệnh héo xanh.
Nguyên nhân : do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây hại.
Bệnh hại làm cho cây héo khi trời nắng, chiều mát hay ban đêm cây lại phục hồi. Triệu chứng héo – tươi chỉ kéo dài vài ngày rồi cây chết.
Khi nhổ cây lên thân và rễ cây bị thối đen, mềm nhũn, dùng dao cắt ngang phần thân, rễ bị thối vết bệnh mềm, ngửi có mùi hôi, lõi có màu đen.
Bệnh héo xanh phát triển mạnh trên đất ẩm ướt, thoát nước kém, vi khuẩn tồn tại trong đất rất lâu, vi khuẩn có thể sống trên nhiều ký chủ khác, lan truyển qua giống, dụng cụ làm vườn, vi khuẩn phát tán trong đất, nước và lây lan sang cây khác.
Phòng trị:
Luân canh với cây trồng khác, không nên trồng 2 vụ ớt trên cùng ruộng
- Dùng hạt giống sạch bệnh.Ngâm hạt giống trong nước 54 0 C khoảng 30 phút, trước khi gieo.
- Vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch, thu gom tiêu huỷ tàn dư thực vật đem đốt, tiêu hủy.
- Ưu tiên Bón phân hữu cơ ủ hoai mục với Trichoderma; bón thúc cân đối : NPK.
- Chọn đất trồng cao, thoát nước tốt, không trồng ớt trên ruộng các vụ trước đã trồng cây cùng họ cà.
- Khi phát hiện cây bệnh nhổ bỏ và đem tiêu hủy.
- Lưu ý nguồn nước tưới hay chảy khi mưa từ các ruộng có trồng cây họ cà ở bên trên nguồn vì có thể mang mang bệnh lây lan xuống phía cuối nguồn nuớc bên dưới.
Phòng và điều trị kịp thời bằng thuốc Alpine 80WDG. Phun theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
5. Bệnh khảm do virus
Nguyên nhân:
Do virus gây ra tác nhân truyền bệnh là các loài rầy, rệp, tuyến trùng chích hút. Bệnh hại làm lá ớt biến dạng, xoăn lại, mép cong lên trên, lá có màu sắc thay đổi, cây bị nặng chồi không phát triển, cành vặn vẹo, hoa rụng, trái nhỏ, méo mó, cứng…
Phòng trị bệnh do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị, chủ động tiêu diệt các loại côn trùng môi giới truyền bệnh như các loài rầy, rệp.
6. Bệnh sinh lý
Đó là hiện tượng đáy trái ớt, bị thối đen (thối đáy trái).
Nguyên nhân là cây thiếu Ca, để hạn chế bệnh bón vôi cho đất 1 tháng trước khi trồng cây.
Khi phát hiện cây thiếu Ca có thể tăng cường bón phân giàu can xi.
Lê Khôi