00:00 Số lượt truy cập: 2987577

Kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến 

Được đăng : 23/03/2019

 

Theo tác giả: Lê Nơi, ở tổ dân phố 18, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, trước đây, người nông dân thường hay áp dụng phương pháp sạ lúa với mật độ dày, nên khi phun thuốc và bón phân tốn nhiều chi phí, cây lúa cho bông ít, một số bệnh trên cây lúa thường xảy ra, năng suất cây lúa không cao. Để khắc phục nhược điểm trên, ông Lê Nơi mạnh dạn cải tiến bằng các phương pháp áp dụng theo mô hình “1 phải 5 giảm”, cày ruộng thật sâu, bừa đất thật nhuyễn, lấy cỏ thật kỹ. Nhờ đó, 2 ha lúa của ông cho năng suất cao, ước đạt từ 7 – 7,5 tấn/ha/vụ, tăng 15 – 20% so với trước đây. Với cách làm này, đã giảm được lượng giống từ 60 – 80kg/ha, ít sâu bệnh, dễ chăm sóc và đặc biệt cho năng suất cao.

1.Tính mới của giải pháp:

Trong thâm canh lúa, việc sử dụng giống tốt là một biện pháp rẻ tiền mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sạ thưa hợp lý cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn sạ dày, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, hiện nay nên sạ mật độ tối đa là 140kg/ha giống tiêu chuẩn là tốt nhất. Tuy nhiên, để phát huy và bảo đảm được năng suất cần chú ý các biện pháp kỹ thuật liên quan đến sạ thưa như:

+ Chất lượng giống tốt, ngâm ủ đúng kỹ thuật, đạt tỷ lệ nảy mầm 90%.

+ Làm đất kỹ, có mặt bằng tốt, có lớp bùn nhuyễn và sạch cỏ.

+ Kỹ thuật sạ: Tốt nhất nên sử dụng máy sạ hàng, nếu sạ tay cần chia lô trên ruộng, nhân giống cho đều, sau khi sạ xong cần chắt cho thật khô nước.

+ Ruộng phải chủ động nước để tạo cho lúa phát triển, giữ nước tốt ở giai đoạn đầu để hạn chế cỏ dại.

2. Hiệu quả của giải pháp

- Hiệu quả kinh tế:

So với mô hình đối chứng, 1 ha sản xuất theo mô hình cải tiến lãi cao hơn 2.360.000đ.

- Hiệu quả xã hội:

Sản xuất lúa theo kỹ thuật cải tiến giảm được chi phí sản xuất, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm độc tố cho hạt lúa, tăng năng suất chất lượng gạo, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận trên cùng 1 đơn vị diện tích, đem lại lợi ích cho bà con nông dân với phương châm "một vốn bốn lời" để trở thành hộ nông dân sản xuất giỏi, làm giàu bằng bàn tay và khối óc của mình, xứng đáng là nông dân trong thời đại khoa học kỹ thuật.

3. Khả năng áp dụng:

Sản xuất lúa không quá khó, nó đòi hỏi phải theo một qui trình sản xuất áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật từ khâu vệ sinh đồng ruộng đến khâu làm đất, mật độ sạ, chăm sóc, quản lý sâu bệnh, bỏ thói quen sản xuất theo tập quán, tổ chức trình diễn trong chi Hội nông dân tiếp thu thì nông dân sẽ nhớ và làm thì nông dân sẽ hiểu ra và ứng dụng hiệu quả mang lại nhiều người cùng hưởng lợi.

Sáng kiến “Kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến” của tác giả Lê Nơi (phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) đã nhận được giải khuyến khích tại Cuộc thi Sáng tạo Khoa học – Kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa lần thứ VI.Điện thoại: 0979015763