00:00 Số lượt truy cập: 2984162

Kỹ thuật trồng bí ngồi an toàn 

Được đăng : 19/11/2021

images-11

Bí ngồi có hai loại là bí ngi xanh và bí ngi vàng, đây là giống bí mới được nhập khẩu vào Việt Nam những năm gần đây. Giống bí ngi được ưa chuộng vì chứa nhiều vitamin và loại thực phẩm rất thanh mát để chế biến món ăn.

Bí ngi là giống cây dễ trồng, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, có thể trồng được quanh năm trừ những tháng rét đậm, rét hại hoặc quá nóng .

1.   Chọn đất.

Địa điểm trồng phải có nhiều ánh sáng, thoáng mát đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Thích hợp là đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ.

Đất phải xa khu công nghiệp, xa bệnh viện, nghĩa trang, xa nguồn nước thải và chất thải.

2.   Làm đất.

Đất được cày sâu 30 cm, phơi ải để diệt sâu bệnh. Bón vôi, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại theo  Lên luống rộng 1,2-1,4 mét, cao 30 cm, rãnh rộng 30 cm, rạch rãnh đều 2 hàng dọc trên mặt luống, cách mép luống 30 cm. Bón lót phân hữu cơ đã ủ hoai mục + phân lân theo rãnh đã rạch, lấp kín đất.

3.   Chọn giống.

Nên mua hạt giống ở địa chỉ tin cậy, có uy tín và cần được bảo hành.

Trước khi gieo hạt cần phải xử lý hạt giống:

Ngâm hạt giống vào dung dịch sát trùng để diệt các mầm bệnh, sau đó đem gieo.

4.   Phân bón.

Phân chuồng ủ mục 15 – 20 tấn / ha.

Đạm urê 90 - 100 kg/ha.

Supe lân 250 kg/ha

Kali sunphat 100 kg/ha

Bón lót: Toàn bộ phân chuồng ủ mục  + phân lân, bón theo rạch trước khi gieo.

Bước 1: Gieo hạt giống bí ngồi

Chuẩn bị khay gieo hạt sau đó cho hạt vào đất sau đó phủ một lớp đất mỏng bên trên và tưới nước. Đặt khay gieo ở khu vực thoáng mát và tưới nước giữ ẩm cho khay gieo.

Sau 3 - 5 ngày gieo hạt thì hạt nảy mầm và khoảng 7 - 10 ngày sau khi gieo hạt cây bí ngồi
  2 lá mầm và bắt đầu ra lá thật. Khi cây có 3 - 4 lá thật thì đem trồng.

Trồng cây con

Nên trồng cây vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt. Khoảng cách cây cách cây 60 cm, trồng theo nanh sấu để tận dụng ánh sáng tốt nhất. Khi trồng cây con xong cần tưới nước mỗi ngày 2 lần và che phủ tạo bóng râm trong 1 tuần đầu để cây con hồi sức
5. Chăm sóc cây bí ngồi

Sau khi trồng thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây, trong giai đoạn cây con cứ cách 7 - 10 ngày tưới nước phân đạm urê pha loãng quanh gốc cây.
Bón lót phân chuồng hoai mục, đạm, urê và lân super vào gốc cây 3 lần mỗi đợt cách nhau từ 15 - 20 ngày Thời điểm cây đậu quả non cần tưới tưới phân đạm và kali vào gốc cây để tăng cường dưỡng chất cho cây nuôi trái.
Cần tỉa bớt cành nhánh, để cây sinh truowngr và phát triển tốt.

6.   Phòng trừ sâu, bệnh.

 Một số bệnh hại chính trên bí ngồi: Bệnh phấn trắng, lở cổ rễ, khảm lá, sương mai…

Biện pháp phòng trừ: Dùng giống sạch bệnh, luân canh cây trồng, dọn sạch cỏ trong vườn, dùng màng phủ hoặc rơm rạ phủ đất để hạn chế cỏ dại. Có thể dùng một số thuốc hóa học như: Bệnh phấn trắng dùng thuốc Anvil 5 SC, Score 250 EC, …; Bệnh sương mai: Folpan 50 SC, Ridomil gold 68 WP,…; Bệnh lở cổ rễ: Captan với 2 gram thuốc / lít nước, Vinben,…; Bệnh khảm virut: Hạn chế bệnh thông qua trù môi giới truyền bệnh: Trừ rệp bằng cách phun Actara 25EC, Sherpa 20EC,…liều lượng, nồng độ theo khuyến cáo nhà sản xuất.

Nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc BVTV bằng thuộc sinh học hoặc thảo mốc để đảm bảo an toàn thực phẩm.

7. Thu hoạch.

 Thông thường nên thu hái khi quả dài 25 – 35 cm, đường kính 4 – 5 cm. Khối lượng quả từ 350 – 400 gram.

Không nên để quả quá to sẽ bị già, chất lượng kém. Mỗi cây cho thu hoạch trung bình 8 – 12 quả. Khi thấy quả đủ kích thước khoảng 5 – 7 ngày sau nở hoa sẽ cho thu hoạch. Dùng dao sắc cắt cuống quả dài 1 – 2 cm xếp vào sọt rổ sạch, đem sơ chế, phân loại đóng gói đem cất kho mát để tiêu thụ.


T. Khuyên