Hồng xiêm ruột đỏ là giống cây ăn quả có nguồn gốc từ Thái Lan, chất lượng quả to thơm ngon và ngọt hơn rất nhiều giống bản địa, quả to có chiều dài trung bình từ 10 cm – 12 cm, cá biệt có quả dài đến 17cm, thịt quả có màu đỏ đẹp, khi ăn có vị thơm, ngọt sắc. Cây cho năng suất rất cao, tương đối ổn định và phù hợp trồng nhiều loại đất khác nhau.
1. Đất trồng.
Chọn vùng đất cao ráo thoát nước tốt, đất trung tính có độ PH 6,5; đất xa khu đô thị, khu công nghiệp, đất ạch không bị ô nhiễm kim loại nặng hay nước thải bẩn, cần có nguồn nước sạch để tưới chủ động. Nhưng tốt nhất là đất thịt nhẹ giàu mùn hữu cơ, tơi xốp, đất cát pha, đất phù xa ven sông.
Làm đất nhỏ tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại, bón vôi bột, phun thuốc diệt trừ kiến, mối, nấm, trang phẳng đất; làm luống theo hướng đông - tây, rộng từ 7 – 8m, cao từ 40cm đến 60 cm, rãnh rộng 40 cm.
Đào hố dọc theo luống, kích thước 60cm x 60 cm, sâu 60 cm; mỗi hố bón lót 10kg phân chuồng đã ủ hoai mục + 100 g supe lân + 100g ure + 100g kali hoặc 2kg phân NPK cho, dùng dụng cụ trộn đều phân với đất, lấp đầy hố. Bón phân trước khi trồng từ 30 - 45 ngày.
2. Giống.
Giống hồng xiêm ruột đỏ được trồng là loại cành chiết hoặc cây ghép. Nên chọn mua ở các địa chỉ làm giống có uy tín, được cấp phép, hoặc các cơ sở kinh doanh giống được cấp phép và có bảo hành. Chọn những cành khỏe mạnh, nhiều rễ, không dị tật, không sâu bệnh để làm giống.
3. Trồng và chăm sóc.
Vào mùa xuân (tháng 2 đến tháng 3), chọn những ngày thời tiết ấp áp tiến hành trồng. Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu, dùng cuốc bới 1 lỗ vừa bằng bầu cây chính giữa hố, đặt bầu cây thẳng, sao cho miệng bầu bằng mặt luống, dụng đất bột chèn chặt xung quanh bầu đất, tưới đẫm. Có thể dùng que tre cứng, chắc cắm sâu, chặt làm cọc buộc cây giống để hạn chế cây bị đỏ khi gió to.
Trong tuần đầu sau trồng mỗi ngày tưới cho cây 2 lần sáng sớm và chiều mát đẻ đảm bảo đủ ẩm cho cây nhanh bén rễ hồi xanh. Sau 1 tháng xới nhẹ đất phá váng, kết hợp trồng dặm những cây bị chết.
Hồng xiêm ruột đỏ là cây rất cần đủ nước để sinh trưởng và phát triển, nên cần thường xuyên tưới đủ nước để cây sinh trưởng và phát triển tốt, luôn kiểm tra đồng ruộng nếu gặp mưa to cần khơi thông rãnh để thoát nước, không để ngập úng.
Bón phân hàng năm:
Hàng năm cần bổ sung mỗi cây 1,0kg ure + 1kg supe lân + 1,0 kg kali chia thành 2 lần vào đầu mùa xuân và trước khi kết thúc mùa mưa. Mỗi năm bón lót 50kg phân chuồng đã ủ hoai mục một lần vào đầu mùa xuân bằng cách đào rãnh sâu 20 cm xung quanh tán cây sau bón phân lấp kín đất tưới đẫm nước sạch.
Từ năm thứ 4 trở đi căn cứ vào mức độ cho quả, nhu cầu dinh dưỡng của cây để bón đủ lượng phân thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Kết hợp xáo xới diện cỏ dại trong ruộng vườn, định kỳ phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại.
Cắt tỉa và tạo tán:
Hồng xiêm ruột đỏ có bộ tán rộng, việc cắt tỉa phải tiến hành ngay từ năm đầu mới trồng và được làm thường xuyên hàng năm.
Khi cây lên cao được 60 – 80cm bấm bỏ ngọn để cây ra nhiều cành, tán thấp.
Hàng năm cắt tỉa những cành vượt, cành sâu bệnh, cành tăm, ,… tiến hành tỉa vào thời gian sau vụ thu hoạch quả, vào những ngày nắng, dụng cụ cắt tỉa phải được sát trùng để tránh lây bệnh từ cây này sang cây khác.
4. Phòng trừ sâu bệnh.
Ruồi hại quả : Thu gom quả bị rụng đem tiêu hủy. Dùng bẫy bả để diệt sâu, bướm.
Sâu tiện vỏ: luôn kiểm tra, theo dõi, phát hiện sớm khi sâu mới gây hại trên thân cây. Dùng dao cậy lớp vỏ tại vị trí có mùn mới, dùng que sắt nhỏ luồn sâu để bắt sâu, hoặc dùng các loại thuốc xông hơi để diệt sâu bên trong hang.
Ngoài ra Hồng xiêm ruột đỏ có thể bị một số baanhj hại khác cần phát hiện sớm, tham khảo ý kiến của Kỹ sư bảo vệ thực vật để có giải pháp phòng, trừ bâu, bệnh kịp thời.
5. Thu hoạch hồng xiêm ruột đỏ.
Hồng xiêm ruột đỏ từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng từ 5,5 - 6 tháng. Khi quả to phần vỏ ngoài hơi nứt, chuyển màu xanh nhạt có thể thu hái được. Khi hái cắt dùng dao, kéo sắc cắt đứt phần cuống không để nhựa dính vào quả. Xếp quả nhẹ nhàng vào thúng, rổ nhựa cứng có lót nhẹ đem cất trong kho thoáng, mát, tránh sự phá hoại của chuột và côn trùng, sau đó đem tiêu thụ.
T. Khuyên