1.Chọn giống
Cây được nhân giống bằng phương pháp chiết cành là chủ yếu. Cần mua giống cây ở địa chỉ tin cậy có giấy phép kinh doanh giống, có hợp đồng bảo hành.
Tiêu chuẩn để chọn được cây giống
Cây giống khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại
Bầu cây chắc chắn, nguyên vẹn.
Chiều cao cây giống từ 30cm trở lên.
Cây giống phải có bộ rễ phát triển tốt, nhiều rễ.
Thân cây thẳng, đường kính gốc cây giống từ 0,5 cm trở lên.
2. Đất trồng
Có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau: đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất đồi núi, đất đỏ bazan đất phù sa ven sông, nhưng tốt nhất trồng trên các chân đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất giàu dinh dưỡng.
Chọn đất xa khu đô thị, khu công nghiệp, đất sạch không bị ô nhiễm, chủ động nguồn nước sạch để tưới và chủ động thoát úng khi gặp mưa to; Đất phù hợp trồng là loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, tơi xốp, giàu mùn và dinh dưỡng. Nên chọn đất phù sa, giàu chất dinh dưỡng, đất tơі xốp và thoát nước tốt, độ PH từ 6,0 – 6,5.
Làm đất: Làm đất cày sâu, bừa kỹ, phơi ải, bón vôi, lên luống rộng 3 m, rãnh rộng 30cm, sâu 25 cm. Hướng luống đông – tây để có nhiều ánh sáng. Xử lý đất bằng vôi bột 500 kg/ha.
Đào hố có kích thước 50 cm x 50 cm x 50 cm, hố cách hố 3m. Sau đó tiến hành bón lót cho cây. Lượng phân bón cho mỗi hố trồng như sau: 50kg phân chuồng hoai mục + 0,5kg Phân Lân trộn đều với đất lấp lại bằng mặt luống và được hoàn thành trước 30 ngày trồng cây.
3. Trồng cây
Là giống cây trồng có khả năng thích nghi cao với nhiều điều kiện thời tiết khí hậu và có thể trồng quanh năm. Tốt nhất trồng vào mùa xuân, hoặc đầu mùa mưa.
Dùng cuốc tách 1 lỗ giữa hố bằng với bầu cây, đặt bầu cây thẳng đứng, vun đất bột chèn chặt xung quanh bầu cây. Khi trồng xong mặt bầu cây bằng mặt luống. Trồng xong tưới ẩm, trong 10 ngày đầu tưới 1 lần/ ngày nếu trời không mưa.
4.Chăm sóc
Tổng lượng phân bón trong năm đầu: 20 tấn phân chuồng hoai mục + 150kg phân đạm + 200kg phân Lân + 150kg phân Kali.
Bón thúc chia làm 3 lần bằng nhau, kết hợp xới xáo nhặt sạch cỏ dại.
Lần 1 sau trồng 20 ngày;
Lần 2 sau trồng 60 ngày;
Lần 3 sau trồng 120 ngày;
Ngoài ra có thể bón thêm phân bón qua lá tùy theo mức độ sinh trưởng của cây.
Từ năm thứ hai lượng phân bón tăng lên, mỗi năm tăng khoảng 25% so với năm trước.
Bón lần 1: Vào tháng 1, lúc cắt cành (bón lót toàn bộ phân hữu cơ và phân lân).
Bón lần 2: Vào tháng 3 bón thúc ra hoa, quả). Lượng bón: 50% phân đạm, 50% và 50% phân kali.
Bón lần 3: Bón vào giai đoạn thúc quả. Lượng bón: 50% phân đạm, 50% phân kali.
Tưới nước
Giai đoạn cây con đã ổn định cần tiến hành tưới thường xuyên để đảm bảo đất không bị khô. Đến giai đoạn cây trưởng thành vào giai đoạn cây ra hoa, đậu quả cần đảm bảo độ ẩm trong đất luôn đạt 75%.
Vào đầu xuân trước khi nảy chồi thì cắt cành chỉ để dài 20 cm. Vào vụ xuân năm thứ 2 mỗi cây chỉ để 4 cành khỏe dưới gốc cắt cành dài 20 cm. Đến năm thứ 3 sau khi kết thúc thu hái quả cắt toàn bộ cành ở phía gốc để cây mọc mầm mới.
5. Phòng trừ sâu bệnh
Cây dâu ít khi bị bệnh và chỉ bị một số loại sâu ăn lá phá hoại, nên sử dụng thuốc sâu thảo mộc Anisaf 01,02,04 để phòng trừ sâu bệnh rất hiệu quả. Cần chấp hành đúng hướng dẫn sử dụng khi phun cho cây.
6. Thu hoạch
Sau khoảng 1 năm trồng nhót sẽ cho thu hoạch. Khi thấy quả nhót chuyển sang màu đỏ bắt đầu thu hoạch. Dùng kéo chuyên dụng cát cuống quả, xếp vào thùng cứng có lót nhẹ để tránh bị dập nát. Sau đó vận chuyển đến kho, phân loại, đóng gói, bảo quản, tiêu thụ.
Lê Khôi