1. Chọn đất.
Địa điểm trồng củ cải phải ở nơi có nhiều ánh sáng, thoáng mát đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Thích hợp là đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ.
Đất phải xa khu công nghiệp, xa bệnh viện, nghĩa trang, xa nguồn nước thải và chất thải.
Đất được cày sâu 30 cm, phơi ải để diệt sâu bệnh. Bón vôi, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại theo Lên luống rộng 1,2-1,4 mét, cao 30 cm, rãnh rộng 30 cm, rạch rãnh đều 3 hàng dọc trên mặt luống. Bón lót phân hữu cơ đã ủ hoai mục + phân lân theo rãnh đã rạch, lấp kín đất.
3. Chọn giống.
Nên mua hạt giống ở địa chỉ tin cậy, có uy tín và cần được bảo hành.
Trước khi gieo hạt cần phải xử lý hạt giống:
Ngâm hạt giống vào nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) trong thời gian 2 – 4 giờ; Sau đó vớt ra rửa bằng nước sạch, để ráo nước rồi ủ trong khăn ẩm khoảng 10 – 12 giờ, theo dõi thấy hạt nứt nanh, đem đi gieo.
4. Phân bón.
Phân chuồng ủ mục 15 – 20 tấn / ha.
Đạm urê 100 – 110 kg/ha.
Supe lân 250 kg/ha
Kali sunphat 100 kg/ha
Bón lót: Toàn bộ phân chuồng ủ mục + phân lân, bón theo rạch trước khi gieo.
Bón thúc số phân đạm và kali dùng tưới thúc vào 2 lần.
Vụ sớm: gieo tháng 7 đến tháng 8.
Chính vụ: gieo cuối tháng 8 đến hết tháng 9.
Vụ muộn: gieo vào tháng 10, tháng 11 .
Mật độ khoảng cách:
Khoảng cách: Hàng cách hàng 25-30 cm, cây cách cây 15 cm.
Lượng hạt gieo: 10 – 12 kg/ha (300 – 400g/sào). Hạt gieo xong phủ một lớp móng đất bột, mùn hoặc trấu xay.
Sau gieo hạt cần phải tưới nước từ 1 - 2 lần/ngày, đảm bảo đất luôn ẩm để nảy mầm. Sau 1 tuần gieo hạt cải sẽ nảy mầm và ra lá.
Sau khi gieo khoảng 15 - 20 ngày hạt cải sẽ có 2 - 3 lá thật, lúc này nên tỉa thưa. Bón thúc đạm và kali hoà tan với nước rồi tưới đều lên mặt luống.
Giai đoạn cây đã mọc cao 4 - 5cm, tiến hành xới phá váng, vun nhẹ, sử dụng đạm và phân kali để bón thúc 2 đợt, mỗi đợt cách nhau 20 - 25 ngày.
Cần tưới nước đủ ẩm, nếu khô hạn sẽ làm củ cải nhỏ, kém phát triển, năng suất và chất lượng thấp.
Đối với giống củ cải trắng củ thường trồi lên mặt luống làm cho vỏ củ sần sùi, để củ cải trắng có củ to cần phủ rơm rạ ngay từ sau khi gieo để giữ ẩm thường xuyên và tiến hành vun luống kết hợp bón thúc cho cây.
Sau khi mọc mầm, củ cải đường thường bị bệnh lở cổ rễ, có thể dùng Benlat C50WP 0,2 – 0,3% phun trực tiếp vào đất và cây. Khi cây lớn thường bị bệnh bọ nhảy, rệp, sâu xanh nên phải thực hiện triệt để các biện pháp phòng trừ tổng hợp nếu xuất hiện sâu, rệp … cần phun Sherpa 25 EC 0,2%. Để đảm bảo an toàn, cần cách ly 10 – 15 ngày sau khi phun thuốc mới thu hoạch. Nên ưu tiên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thảo mộc, hoặc thuốc trừ sâu bệnh sinh học để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Thu hoạch.
Tùy thuộc từng loại giống và cách chăm sóc có thời gian thu hoạch khác nhau; thông thường sau gieo hạt từ 60 đến 65 ngày có thể thu hoạch.
Nên thu hoạch vào những ngày mát, (sáng sớm và chiều mát), những lúc trờ không nắng to hoặc mưa.
Dùng tay nhổ nhẹ rũ sạch đất xếp nhẹ vào thùng cứng, rổ sạch đem sơ chế.
Sau khi loại bỏ lá già, phân loại, rửa sạch, đóng gói xếp vào kho mát, đem tiêu thụ.
Lê Khôi