00:00 Số lượt truy cập: 2981413

Kỹ thuật trồng đậu Hà Lan 

Được đăng : 20/01/2020

dau-ha-lan

1. Đặc điểm cây đậu Hà Lan

Đậu Hà Lan là loại cây thân thảo, dây leo, có nguồn gốc từ các vùng Cận Đông và Trung Á, được trồng phổ biến là thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao.

- Rễ: hệ rễ cọc, ăn nông trên bề mặt đất, ăn rộng 20 - 30cm.

- Thân: Thân thảo thấp, mọc leo

- Lá: Lá kép gồm 1-3 đôi lá chét, các lá chét đầu cuống thường biến thành tua cuốn; lá kèm rất lớn.

- Hoa: Chùm hoa ở nách lá, hoa to màu trắng hoặc màu tím.

- Quả: Quả đậu dẹt, màu xanh, có mỏ nhọn, chứa 5-6 hạt gần hình cầu.

2. Thời vụ trồng dậu Hà Lan

Thời vụ gieo trồng từ tháng 5/10 đến 5/11, thu hoạch từ tháng 12 đến đầu tháng 3 năm sau.

3. Đất trồng đậu Hà lan

Có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tốt nhất nên chọn loại đất thịt nhẹ, đất cát pha, chân đất cao, dễ thoát nước, có độ pH 6,0 – 6,5

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc đậu Hà Lan

4.1. Làm đất:

Đất cần đ­ược cày xới, phơi ải 7-10 ngày trước khi lên luống.

Xử lý đất bằng vôi trư­ớc khi gieo trồng. Lư­ợng bón từ 500 -1.000kg/ha.

Lên luống: cao 25-30cm, rộng 1,0-1,2m, rãnh rộng 30cm, đất mặt luống phải bằng phẳng, tơi xốp không gồ ghề.

4.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

- Cách trồng:

+ Gieo 3 hàng với đậu Hà Lan lùn, gieo 2 hàng với đậu Hà Lan leo trên luống để tiện cắm giàn.

+ Khoảng cách gieo Đậu Hà Lan lùn, thấp cây: hàng cách hàng 30 cm, cây cách cây 7 cm, mật độ 32 vạn cây/ha.

+ Đậu Hà Lan leo: hàng cách hàng 60 - 70 cm, cây cách cây 20 cm, mật độ 10 - 12 vạn cây/ha.

+ Hạt được gieo theo hốc hoặc rạch hàng trên mặt luống, sau khi gieo dùng đất nhỏ lấp hạt, độ dày lấp hạt 1 - 2 cm.

- Bón phân: Lượng phân bón cho 1ha được tính như sau:

Loại phân

Lượng bón
(Kg/ha)

Bónlót
(%)

Bón thúc (%)

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Phân chuồng

2.500

100

-

-

-

Đạm ure

250 - 300

25

20

25

30

Lân supe

300

100

-

-

-

Kali Sulfat

250 - 300

25

20

25

30

Lưu ý: Tuyệt đối không được dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới. Có thể dùng phẫn hữu cơ sinh học hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.

            + Cách bón:

Lần 1: Khi cây có 4-5lá thật

Lần2: Khi cây bắtđầunởhoa(trước khi cắmdóc làm giàn cho cây)

Lần 3: Khi thu hoạch quảđợt 1

Ngoài ra ta cố thể dunh thêm phân bón lá nhứ: Rong biển, Atonik, Đâu Trâu 502 để phun qua lá cho cây, định ky 7-10 ngày phun một lần.

- Tưới nước và chăm sóc cây:       

+ Tưới nước: sử dụng nguồn nước sạch để tưới cho cây, sau khi trồng cây xong ngày tưới 2 lần, khi cây mọc mầm xanh 1-2 ngày tưới một lần, đảm bảo độ ẩm ở mức 70-75%.

+ Chăm sóc:

Thường xuyên tham vườn để chăm sóc cây, tiến hành xới đất để đảm bảo độ tơi xốp và thoáng khí. Sau khi cây mọc đều 15-20cm dùng cào nhỏ xới phá váng mặt đất, sau đó định kỳ 10-15 ngày kiểm tra nếu thấy đất bị gắn mặt hoặc quá chặt thì nên xới đất lại. Kết hợp với bón phân định kỳ cho cây.

5 . Phòng và trị sâu, bệnh hại

- Sâu hại: Thường có bọ phấn, bọ trĩ, rệp, sâu đục quả, giòi đục lá, nhện đỏ.

+ Biện pháp phòng trừ:

Với bọ phấn có thể sử dụng thuốc Sherpa 20EC, Karate 2,5EC.

Với bọ trĩ thì dùng thuốc Admire 0,50 EC, Gaucho 70 WS.

Trừ rệp có thể dùng thuốc: Karate 2,5 EC, Sherpa 20 EC, Trebon 10 EC.

Sâu đục quả có thể trừ bằng Sherpa 20 EC, Sumicidin 10EC, Cyperan 25 EC

- Bệnh hại: Thường gặp là bệnh phấn trắng, bệnh lở cổ rễ, bệnh gỉ sắt.

Để phòng trừ các bệnh này không nên trồng đậu liên tục nhiều vụ mà cần luân canh với các rau khác họ: Họ thập tự, họ cà hay họ lúa nước. Đất không được để úng kéo dài, phải luôn thoát nước, thu dọn và xử lý các tàn dự cây bệnh làm cho ruộng thông thoáng, sạch sẽ. Ngoài ra có thể sử dụng các thuốc trừ bệnh: Valicidin 3 sl để trừ bệnh lở cổ rễ, thuốc Anvil 5 SC, Score 250 EC, Rovral 50 WP để trừ các bệnh phấn trắng, gỉ sắt, thời gian cách ly ít nhất 10 ngày.

6. Thu hoạch

Đậu Hà Lan sử dụng quả non, thu hoạch sau khi hạt non chớm phình to. Thu vào sáng sớm sẽ có chất lượng tốt và tươi hơn, có khả năng bảo quản và vận chuyển tốt hơn. Khi thu hái tránh làm trầy xước hoặc bong lớp phấn trên vỏ quả. Loại quả các quả có vết về sâu bệnh, trầy xước hoặc dị dạng.

Đối với đậu ăn hạt non thu muộn hơn (khi vỏ quả đổi màu), hạt đã phình to và
tương đối cứng, nhưng chưa quá già hoặc khô. Hạt được tách ra dùng ngay hoặc chế biến, bảo quản để tiêu thụ dần. Hạt đậu non được chế biến chủ yếu bằng các phương pháp cấp đông hoặc đóng hộp.

Đậu Hà Lan lấy hạt khô được thu hoạch khi hạt đã già, khô, vỏ quả đã bạc. Cần thu kịp thời, không để quá khô vì một số giống có khả năng tự tách vỏ ngay trên cây. Thu và phơi khô nguyên quả, sau đó tách hạt và tiếp tục phơi hạt cho thật khô trước khi đóng gói.

Phạm Thị Khuyên