00:00 Số lượt truy cập: 2981890

Kỹ thuật trồng hoa hướng dương (Helianthus annus) 

Được đăng : 17/06/2020

h-duong 

1. Đặc điểm cây hoa hướng dương

Là cây thân thảo một năm, thân cây cao khoảng 1 – 3m, thẳng và thô, có lông cứng màu trắng.

- Rễ: Gồm một rễ cái và nhiều rễ phụ phát triển rộng ra xung quanh.

- Thân: Thân to thẳng có lông cứng, thường có đốm, cao 0,6-3m. Ban đầu, thân có dạng tròn, sau đó trở nên góc cạnh hơn và có chất gỗ, thường không phân nhánh.

+ Thân vảy (củ giống): là phần phình to của thân, trên đĩa thân vảy có vài chục

- Lá: Lá to, thường mọc so le, có cuống dài, phiến lá hình trứng hay tam giác, đầu nhọn, phía dưới hình tim, mép có răng cưa, hai mặt đều có lông trắng

 - Hoa: Hoa hướng dương không phải là 1 hoa đơn độc mà là tập hợp gồm 1000 – 2000 bông hoa nhỏ đính chung trên 1 đế hoa gọi là cụm hoa. Cụm hoa đầu lớn, đường kính 7-20cm, bao chung hình trứng. Các hoa xung quanh vòng tròn là hoa bìa, có cánh nhưng không có nhị và nhụy. Các hoa còn lại là hoa hoàn chỉnh (đầy đủ nhị và nhụy) gọi là hoa đĩa.

- Quả: Hạt được hình thành bên trong địa hoa, hạt có màu nâu hoặc đen tùy giống, có vỏ cứng bên ngoài hình o van.

2. Thời vụ trồng hoa hướng dương.

            Hoa hướng dương có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thời vụ trồng tốt nhất là vụ thu – đông và vụ xuân.

3. Đất trồng hoa hướng dương

Hoa hướng dương có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên để cây sinh trưởng phát triển tốt nhất, cho năng suất chất lượng cao thì đất trồng tốt nhất thịt nhẹ, tơi xốp, giầu chất dinh dưỡng. Đất trồng nên cao ráo, thoát nước tốt.

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hướng dương

4.1. Làm đất:

Đất được cày bừa tơi, phẳng, sạch cỏ rác

Lên luống: luống rộng 1,0-1,2m; cao 30-40cm, rãnh luống 40-50cm.

4.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

- Xử lý hạt giống trước khi trồng:

+ Bước 1: Đưa hạt giống ra khỏi nơi bảo quản

+ Bước 2: Xử lý củ bằng Daconil 75WP  hoặc Ridomil Gold 68WP  nồng độ 1/500 trong 5-10 phút.

+ Bước 3: Gieo hạt giống vào luống

- Cách trồng và khoảng cách trồng:

+ Gieo hạt giống: Dùng dụng cụ chọc lỗ trên mặt luống với độ sâu 2,5-3cm để tra hạt giống xuống.

+ Khoảng cách trồng: trồng với khoảng cách 12-18cm.

+ Độ sâu lấp đất: 2,5 – 3cm.

- Kỹ thuật tưới nước: luôn phải giữ ẩm cho đất trong suốt quá trình trồng, đảm bảo độ ẩm 65-75%. Tưới bằng phương pháp tưới dãnh hoặc tưới mặt.

- Kỹ thuật bón phân:

+ Bón lót: Sử dụng các loại phân đã được ủ hoai mục như phân gà, phân chuồng, phân gia súc... Sau khi cày ải đất bón rải các loại phân trên với lượng 1-1,5m3/100m2 đất trồng rồi lên luống, bón trước khi trồng 1-2 tháng.

+ Bón thúc: Sau trồng 3 tuần, lúc này bộ rễ đã ra tương đối đầy đủ chúng ta tiến hành bón phân thúc.

* Biện pháp bón phân qua gốc: loại phân bón thúc chính thường dùng là NPK tỷ lệ 1:1:1, ở mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây có bổ sung thêm phân đạm, lân, kali, canxi khác nhau, nên hòa phân với nước để tưới.

Lần 1: sau trồng 3 tuần: dùng NPK lượng dùng 1-2kg/100m2 +0,2kg đạm Urê.

Lần 2: bón sau lần 1 từ 7-10 ngày.  Lượng bón cho 100m2: 3kg NPK

Lần 3: khi đang xuất hiện nụ hoa. Lượng bón cho 100m2: 3kg NPK

Lần 4: sau lần 3 từ 7-10 ngày. Lượng bón cho 100m2: 3-5kg NPK

+ Sử dụng một số loại chế phẩm dinh dưỡng qua lá như: Atonik 1.8SL 40ml/ 30 lít/300 chậu, Đầu trâu (502, 901, 902) 30g/30 lít/300 chậu. Phun sau trồng 15-20 ngày, phun định kỳ 5-7 ngày/lần.

- Làm cỏ, xới xáo:

Sau khi cây mọc lên trên mặt đất khoảng 10-15cm dùng cào nhỏ xới phá váng mặt đất, sau đó định kỳ 10-15 ngày kiểm tra nếu thấy đất bị gắn mặt hoặc quá chặt thì nên xới đất lại.

5. Phòng và trị sâu, bệnh hại

- Rệp hại (plant louse)

+ Triệu chứng: rệp chỉ sống trên những lá non và chúng thích cư trú ở mặt dưới lá. Rệp thường gây hại những lá non, chồi non ở phía trên, làm cho các lá này bị quăn lại, nặng nó có thể làm biến dạng hoa sau này.

+ Phòng trừ: Sử dụng Karate 2,5 EC liều lượng 10 - 15 ml/bình 10lít, hoặc Supracide 40ND liều lượng 10 – 15 ml/bình 10 lít, Actara 25WG liều lượng 25-30g/ha...

- Sâu xanh và sâu khoang:

+ Triệu chứng: Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non, khi cây có nụ sâu ăn đến nụ và làm hỏng nụ, hoa.

+ Phòng trừ: Sử dụng Supracide 40 ND liều lượng 10 –15 ml/bình 8 lít, Pegasus 500 SC liều lượng 7 – 10 ml/bình 8 lít, Ofatox 40 EC liều lượng 8 – 10 ml/bình 8 lít, Actara, Regon 25WP liều lượng 1g/bình 8 lít..

- Bọ trĩ:

+ Triệu chứng: Bọ trĩ chích hút nhựa ở ngọn non, lá non, đặc biệt là hại hoa, nụ, tạo vết chích trên cánh hoa, làm hoa bị thối.

+ Phòng trừ: Sử dụng một số loại thuốc sau: Polytrin P 440 ND 8 – 10ml/bình 8 lít, Selectron 500 ND 7 –10ml/bình 8 lít, Ofatox 400 EC 8 – 10 ml/bình 8 lít.

- Bệnh thối thân

+ Triệu chứng: cây sinh trưởng chậm lại và lá bị héo đột ngột. Thân bị nhiễm bệnh thì bị thối mềm và có màu xanh tối đến nâu tối lan rộng lên phía trên ngọn. Những cây bị nhiễm lá trở nên vàng ở phần gốc.

+ Phòng trừ:Đảm bảo đất thoát nước tốt, duy trì nhiệt độ thấp nhất có thể trong những giai đoạn nóng của mùa vụ trồng.

Sử dụng thuốc Alietle 800WG, Ridomil Gold  68WP để phun phòng trừ bệnh

- Bệnh đốm lá

+ Triệu chứng: xuất hiện những chấm nhỏ mầu nâu tối có đường kính 1-2mm trên bộ lá, trong điều  kiện ẩm ướt chúng có thể phát triển nhanh chóng và lan rộng, vết bệnh có hình tròn hoặc hình trứng.

+ Phòng trừ: Trồng cây với mật độ thưa hơn vào những thời vụ độ ẩm cao, diệt trừ cỏ dại, tưới nước vào buổi sáng, nhổ bỏ cây bị bệnh.

Phun phòng trừ nấm Botrytis elliptica bằng thuốc diệt nấm Benomyl, Rovral

6. Thu hoạch

Thu hoạch hoa hướng dương khi đĩa hoa nở được 1/3 hoặc 50%.

7. Bảo quản

Sau khi thu hoạch cần đưa hoa vào chỗ thông thoáng, râm mát để phân loại.

Bó thành từng bó 10 cành một, đóng thùng carton vận chuyển đi tiêu thụ.

Bảo quản trong kho lạnh: Sau khi bao gói xong cho thùng carton vào kho lạnh, rồi điều chỉnh kho ở nhiệt độ khoảng 6-80C, ẩm độ 85-90%.

 

 

                                                                                                 Thạc sĩ: Ngô Văn Kỳ