00:00 Số lượt truy cập: 2940886

Kỹ thuật trồng hoa loa kèn (Lilium longiflorum) 

Được đăng : 15/05/2020

loaken-2 

1. Đặc điểm cây hoa loa kèn

Hoa loa kèn là cây thân thảo lâu năm, phần dưới mặt đất gồm thân vảy, rễ, phần trên mặt đất gồm lá, thân, hoa, quả.

- Rễ:gồm 2 loại; Rễ thân là rễ mọc ra ở phần thân phía dưới mặt đất có tác dụng hút nước, dinh dưỡng, chống đổ. Rễ gốc mọc dưới củ, có tác dụng hút nước và dinh dưỡng cho cây ở giai đầu khi cây mới trồng.

- Củ:các vảy tập hợp lại tạo thành củ, chu vi củ có ảnh hưởng đến chiu cao cây, số nụ hoa/cây, chu vi củ lớn thì cây cao, số hoa/cây nhiu và ngược lại.

- Lá: Hình thuôn dài, đầu lá nhọn, cuống ngắn, số lá/cây phụ thuộc vào kích thước củ, điều kiện chăm sóc và thời vụ trồng.

- Hoa: hình ống giống như cái loa, cây có 1 nụ hoặc nhiều nụ hoa. Hoa loa kèn có 6 cánh, 6 nhị và 1nhụy , hoa nở màu trắng, mùi thơm nhẹ.

- Quả và hạt: quả nẻ, 3 ngăn, dài 5-10cm, hạt dẹt và mỏng, quả có 200-300 hạt.

2. Thời vụ trồng hoa loa kèn

- Ở các tỉnh miền Bắc loa kèn trồng vào 3 thời vụ chính: 

Vụ xuân hè: trồng tháng 1-2, thu hoa tháng 4-5

Vụ thu đông: trồng tháng 8-9, thu hoa vào dịp 20/11

Vụ đông xuân: trồng đầu tháng 10, thu hoa vào dịp tết nguyên đán

-các tỉnh miền Trung trồng  2 vụ:  xuân hè và đông xuân.

3. Đất trồng hoa loa kèn

            Đất trồng hoa loa kèn là đất thịt nhẹ, tơi xốp, giầu mùn, nên chọn các chân đất cao, tưới tiêu thuận lợi.

- Đất cày bừa kỹ, làm luống: rộng 1,0-1,2m, cao 25-30cm, rãnh 35-40cm.

- Bón lót: dùng phân chuồng hoai mục, supe lân và vôi bột bón lót trước khi trồng 15-20 ngày. Lượng bón lót cho 1.000m2: phân chuồng 3.000kg, supe lân 80kg, vôi bột 30-40kg.

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa loa kèn

     - Chọn củ: chu vi củ trồng từ 8/10–14/16cm, củ đã được xử lý nảy mầm có rễ mọc trắng, không bị trầy xước, sạch bệnh.

- Xử lý củ:dùng Daconil 75WP nồng độ 15g/8lít nước, ngâm củ 10-15 phút, sau đó vớt ra để ráo rồi mới trồng.

 - Mật độ trồng:  mật độ trồng thích hợp nhất13x20cm (cây cách cây 13cm, hàng cách hàng  20cm). Tương ứng với mật độ trồng trên là trồng 22.000 củ/1.000 m2.
           - Kỹ thuật trồng: Rạch rãnh ngang trên mặt luống , sâu 5-8cm, sau đó đặt củ và lấp đất dày từ 4-5 cm tính từ mặt củ.

- Kỹ thuật tưới nước: Trồng xong phải tưới đẫm nước ngay, tùy thời vụ mà có thể tưới rãnh hoặc tưới bằng vòi gương sen.

Tuần đầu tiên sau trồng tưới nước thường xuyên, giúp cho cây ra rễ, sau đó giảm lượng tưới để tránh thối củ. Các tuần sau tùy thuộc vào ẩm đđất 2-3 ngày tưới/lần

- Bón thúc: cây mọc cao 5-7cm tiến hành bón thúc cho cây, dùng phân NPK Đầu Trâu 13-13-13+TE, lượng bón 50kg/1.000m2/lần, định kỳ 10-15 ngày bón phân 1 lần. Đến khi cây thu hoạch hoa ngừng bón thúc phân. Ngoài racòn sử dụng thêm phân hữu cơ đã được ngâm ủ, hoai mục để tưới bổ sung cho cây.

- Xới xáo, làm cỏ: thường xuyên xới xáo, làm cỏ, tỉa bỏ lá già, lá bệnh và vun gốc cho cây, trước khi bón phân phải tiến hành xới xáo và làm sạch cỏ.

- Làm giàn lưới đỡ cây:sử dụng lưới có bề rộng 1,0-1,2mđể làm giàn cho cây,lưới có thể căng sẵn trên mặt luống ngay sau khi trồng hoặc khi cây cao khoảng 25-30cm mới làm giàn lưới đỡ cho cây.

5 . Phòng và trị sâu, bệnh hại

-  Rệp hại

     + Triệu chứng: Cây còi cọc, ngọn quăn queo, nụ bị thui, hoa nở dị dạng.

+ Phòng trừ: dùng thuốc Ascend 20SP 10g/8lít, Sherpa 25EC 15ml/8lít, Regent 800 WG 10g/8lít....

- Sâu xám

            + Triệu trứng: Sâu tuổi nhỏ cắnngang thân, ngọn non và xung quanh gốc cây.

+ Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, đất trồng luân canh với lúa; dùng thuốc Basudin 10G rắc vào đất liều lượng 1,0kg/360m2, thuốc Lannate 40SP 20g/8lít, Sherpa 25EC 15ml/8lít...

            - Nhện đỏ

            + Triệu chứng: Vết bệnh hình dạng không nhất định, màu trắng xám, sau đó chuyển nâu vàng  rồi khô và rụng.       

+ Phòng trừ: Bón phân cân đối và tưới nước hơp lý, thường xuyên ngắt bỏ lá già và bệnh; dùng thuốc Abatimec 3.6EC, Anbamine 3.6EC, Cantex 1.8EC, liều lượng phun phòng trừ 10-15ml/8lít nước.

              - Bệnh đốm lá

              + Triệu trứng: Vết bệnh xuất hiện ở lá và nụ hoa, màu xám nâu, hình tròn hoặc bất định, xung quanh vết bệnh có quầng vàng rộng, sau đó vết bệnh lan vào trong làm lá và nụ thối đen rồi rụng.

+ Phòng trừ: ngắt bỏ lá và nụ hoa bị bệnh, sử dụng thuốc Pegasus 500SC 15ml/8lít, Score 250EC 10ml/8lít, Ridomil Gold 68WG 25g/8lít...   

- Bệnh thối thân

              + Triệu trứng: Bệnh hại làm cây loa kèn bị thối ngang thân, đổ gục, chết xanh.

              + Phòng trừ: luân canh, nhổ bỏ cây bệnh, hạn chế bón đạm. dùng thuốc Aliette 800WG 25g/8lít, Rhidomil Gold 68WG 25-30g/8lít...

              - Bệnh sinh lý

              Triệu chứng: Ngoài các bệnh truyền nhiễm, loa kèn còn bị bệnh sinh lý gây hiện tượng vàng lá, héo ngọn, cây sinh trưởng kém, hoa dị dạng...

              Phòng trừ: Điều chỉnh bón phân và tưới nước hợp lý. Ngoài ra còn phải thường xuyên phun thêm một số loại phân bón lá để bổ sung thêm các chất vi lượng cho cây.

6. Thu hoạch

Thu hoạch hoa vào buổi sáng hoặc chiều mát, lúc bông hoa dưới chuyển từ màu xanh sang màu trắng. Khi cắt hoa để lại phần gốc cây từ 15-20cm.

7. Bảo quản

     Sau khi đóng gói xong, nếu không bán hoa ngay thì đưa hoa vào kho lạnh để bảo quản. Nhiệt độ kho lạnh bảo quản hoa 6-80C, ẩm độ 90%.

  Thạc sĩ: Ngô Văn Kỳ