00:00 Số lượt truy cập: 2981422

Kỹ thuật trồng ớt ngọt (xanh, đỏ, vàng) 

Được đăng : 19/02/2020

 

1. Đặc điểm cây cây ớt ngọt

Ớt ngọt là cây hàng năm, từ một gốc có thể phát triển thành bụi cây nhỏ gọn thẳng, có thể đạt chiều cao tối đa là 4m. Trái được hình thành từ một bông hoa duy nhất phát triển trong góc giữa lá và thân cây. Tùy giống ớt ngọt khác nhau về hình dạng và màu sắc, ớt ngọt dùng để ăn sống, nấu chín hoặc chế biến. Không phải tất cả các giống ớt ngọt nhẹ hương vị, một số có thể là cay nóng.

- Rễ: hệ rễ cọc, ăn nông trên bề mặt đất, ăn rộng 20 - 30cm, từ rễ chính phát triển nhiều rễ phụ và rễ thứ cấp.

- Thân: Thân thảo, hóa gỗ phần dưới, có nhiều cành nhánh, thân nhẵn, chiều cao trung bình 40-70cm,

- Lá: dạng lá đơn, có dạng hình trứng hoặc bầu dục, mọc thành chùm gồm 5 - 6 giống hình hoa thị, phiến lá nhọn dần ở đâu, có màu xanh đậm, tùy thuộc vào giống mà có loại có lông hoặc không có lông.

- Hoa: Hoa lưỡng phái, có kích thước nhỏ,có dạng hình chén, có lá đài tương đối nhỏ, hẹp và nhọn, thường mọc thành chùm gồm 3 – 4 hoa. Tràng hoa có khoảng 7 cánh, phân trong cánh có lỗ để tiết mật hoa. Đặc biệt hoa ớt có thể tự thụ phấn hoặc thụ phấn chéo nhờ côn trùng đều được.

- Quả: có rất nhiều hình dạng khác nhau từ hình cầu đến hình nón, bề mặt trái trơn, có gợn sóng và có khía. Quả khi chín thường có màu đỏ hoặc đen, xanh, vàng. 

- Hạt: Hạt ớt dẹp có dạng hình bán cầu, vỏ hạt cứng lại khi chín

2. Thời vụ trồng ớt ngọt

- Vụ Đông - Xuân, gieo hạt vào khoảng tháng 8, tháng 9 để trồng vào tháng 10, thu hoạch vào tháng 1 - 2, thường cho năng suất cao nhất.

- Vụ Xuân - Hè gieo hạt vào tháng 12 để trồng vào tháng 1 hoặc đầu tháng 2, thu quả vào tháng 3 - 4, năng suất thấp hơn, dễ bị thối trái nhưng bán được giá cao vì trái vụ.

3. Đất trồng Ớt ngọt

Đất trồng ớt ngọt là đất tơi xốp, chưa nhiều mùn, nhiều phân hữu cơ. Độ PH thích hợp từ 5,5-6,5.

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt ngọt

4.1. Làm đất:

Đất cần đ­ược cày xới, phơi ải 10-15 ngày trước khi lên luống.

Xử lý đất bằng vôi trư­ớc khi gieo trồng. Lư­ợng bón từ 40kg - 70 kg/ 1.000m2.

Mùa mư­a cần che phủ đất bằng rơm hoặc bạt nilon để hạn chế cỏ dại và rửa trôi phân. Không nên trồng liên tục nhiều vụ ớt ngọt trên cùng chân đất (cần luân canh với cây trồng khác họ).

Lên luống: cao 20-25cm, rộng 90-100cm, rãnh rộng 30cm, đất mặt luống phải bằng phẳng, tơi xốp không gồ ghề để dễ phủ bạt nylon và đục lỗ trồng.

4.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

- Cây ớt ngọt được trồng theo hàng:

+ Mỗi luống trồng 2 hàng với khỏang cách: Hàng cách hàng 50cm; Cây cách cây 45 - 50cm. Mật độ trồng từ 2800 - 3000 cây/1000m2

- Trồng cây:

+ Cây giống được chuẩn bị trước trong vườn ươm có 4-6 lá thật, cao từ 12-15cm , cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại, dị dạng.

+ Trước khi trồng cần tưới đẫm nước và mặt luống, sau đó để ráo mặt luống tiền hành trồng cây.

+ Dùng bay nhỏ có đầu nhọn hoặc dầm tạo lỗ vừa gốc cây, sau đó trồng cây vào, dùng ngón tay ấn nhẹ xung quanh gốc tạo độ chặt, sau đó tưới đẫm nước cho cây.

- Bón phân: Lượng phân bón cho 1ha trồng ớt ngọt như sau:

Loại phân

Lượng bón

Bón lót

(%)

Bón thúc

(%)

Kg/ha

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Phần hữu cơ ủ hoai mục

1.500

1.500

-

-

-

Phân hữu cơ vi sinh

1.000

1.000

-

-

-

Đạm Urê

348

98

40

90

120

Super lân

594

594

-

-

-

Kali

292

122

-

50

120

- Bón thúc:

+ Bón lần 1: Sau trồng 25 ngày (Khi cây bắt đầu ra lá mới)

+ Bón thúc lần 2: Sau trồng 45 ngày

+ Bón thúc lần 3: Sau trồng 70 ngày

Ngoài ra nên sử dụng phân bón qua lá để phụ cho cây như: Rong biển, đầu trâu, Atonik, định kỳ 7-10 ngày phun một lần.

- Tưới nước và chăm sóc cây:       

+ Tưới nước: Sử dụng nguồn nước sạch để tưới cho cây, sau khi trồng cây xong ngày tưới 2 lần, khi cây hồi xanh 1-2 ngày tưới một lần. Căn cứ và tinh hinh thời tiết để điều chỉnh lượng nước tưới phụ hợp.

+ Chăm sóc:

Tiến hành xới đất để đảm bảo độ tơi xốp và thoáng khí. Sau khi cây hồi xanh dùng cào nhỏ xới phá váng mặt đất, sau đó định kỳ 10-15 ngày kiểm tra nếu thấy đất bị gắn mặt hoặc quá chặt thì nên xới đất lại. Kết hợp với bón phân định kỳ cho cây.

5 . Phòng và trị sâu, bệnh hại

- Nhện đỏ:

+ Triệu chứng: Cư trú ở mặt dưới của lá, chích hút dịch trong mô lá tạo thành vết hại có màu nâu làm cho lá có màu vàng, quăn queo rồi rụng.

+ Phòng trừ: Thuốc hoá học đặc trị để trừ nhện đỏ là: Pegasus 500 SC 7 – 10 ml/bình 8 lít nước hoặc Ortus 5 SC 10 – 12 ml / bình 8 lít nước…. Phun ngay khi phát hiện có triệu chứng của nhện.

- Rệp hại

+ Triệu chứng: rệp chỉ sống trên những lá non và chúng thích cư trú ở mặt dưới lá. Rệp thường gây hại những lá non, làm cho các lá này bị quăn lại, nặng nó có thể làm biến dạng hoa, quả sau này.

+ Phòng trừ: Sử dụng Karate 2,5 EC liều lượng 10 - 15 ml/bình 10lít, hoặc Supracide 40ND liều lượng 10 – 15 ml/bình 10 lít, Actara 25WG liều lượng 25-30g/ha...

- Bọ trĩ:

+ Triệu chứng: Bọ trĩ chích hút nhựa ở ngọn non, lá non, đặc biệt là hại hoa, nụ, tạo vết chích trên quả non, quả dị dạng và thối.

+ Phòng trừ: Sử dụng một số loại thuốc sau: Polytrin P 440 ND 8 – 10ml/bình 8 lít, Selectron 500 ND 7 –10ml/bình 8 lít, Ofatox 400 EC 8 – 10 ml/bình 8 lít.

- Bệnh thán thư

+ Triệu chứng:Đầu tiên có vết ướt trên quả, sau đó lan rộng biến thành màu tối, vết bệnh thường có dạng vòng, trung tâm vết bệnh có màu đen. Nếu gặp thời tiết ẩm ướt trên vết bệnh có lớp bào tử màu hồng cam. Khi bệnh xuất hiện nên hạn chế tưới phun lên cây, vì tưới sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh lây lan nhanh chóng.

+ Phòng trừ: dùng thuốc Daconil 75WP; Thiophanate-Methyl (Thio-M 500FL)

- Bệnh héo vàng

+ Triệu chứng:có những vết nấm đốm thành mảng trên bề mặt, nấm bệnh làm hư hại bó mạch dẫn của cây, do vậy cây héo xanh và chết. Nấm phát triển nhanh ở nhiệt độ 25-300C. Ruộng đất cát, chua, thiếu đạm và lân thường bị bệnh nhiều.

+ Phòng trừ: Chọn giống sạch bệnh; Luân canh với các cây trồng khác họ; Không tưới nước quá ẩm. Trồng cây trên những chân đất cao ráo, dễ thoát nước. Vệ sinh đồng ruộng, xử lý bằng Sunfat đồng (3kg/1000m2)

Sử dụng thuốc Ridomil, Kasumin, Aliette

 - Bệnh héo xanh

+ Triệu chứng:cây đang phát triển tốt nhưng vào giữa trưa nắng có một số cây bị héo rũ, đến chiều lại hồi phục, hiện tượng này diễn ra trong một thời gian ngắn sau đó cây héo luôn. Khi cắt đoạn thân gần gốc đặt vào ly nước sẽ thấy dịch trắng loang ra, đó chính là dịch vi khuẩn. Khi bệnh xuất hiện cần nhổ bỏ cây bệnh đem tiêu hủy xa nơi trồng. Trước khi trồng ớt nên tiến hành khử đất thật kỹ để giảm hiện tượng cây héo xanh do vi khuẩn

+ Phòng trừ:Sử dụng hạt giống sạch bệnh; Sử dụng đất sạch bệnh làm bầu ươm cây. Việc tỉa cành bấm ngọn chú ý dụng cụ như dao, kéo cần phải khử trùng liên tục nếu trên ruộng đã xuất hiện bệnh. Sử dụng nguồn nước tưới không bị nhiễm bởi những tàn dư cây bệnh.

Sử dụng thuốc Ridomil, Kasumin

-  Bệnh virus:

Là bệnh hại tương đối nặng đối với các vùng trồng ớt. Do đó trước khi trồng ớt nên luân canh tuyệt đối với các loại cây không cùng họ cà. Tiêu diệt môi giới truyền bệnh là rệp, bọ trĩ, nhện đỏ,…trên vườn, nhổ bỏ và tiêu hủy kịp thời những cây bệnh để không cho bệnh lây lan.

6. Thu hoạch

Sau trồng khoảng 3 tháng cho thu hoạch quả lần đầu tiên, khi trái đạt kích thước tối đa, màu sắc chuyển từ màu xanh sang vàng hay đỏ được hơn hai phần trái thì có thể thu hoạch. Ớt cho thu hoạch liên tục 5-6 tháng. Khi thu tránh để trầy xước sẽ làm hỏng và mất phẩm chất của trái.

7. Hình ảnh ớt ngọt hiện nay

ot1
ot2ot3

Thạc sĩ: Ngô Văn Kỳ