00:00 Số lượt truy cập: 2981974

Kỹ thuật trồng rau xà lách 

Được đăng : 10/07/2020

xlach2 

1. Đặc điểm cây rau xà lách

Cây xà lách có nguồn gốc từ Châu Âu, ngày nay được trồng ở phía Tây Châu Á và nhiều nước trong vùng nhiệt đới như Malai, Ấn Độ, In Đô, Việt Nam... và phía bắc Châu Phi.

- Rễ: hệ rễ cọc, ăn nông trên bề mặt đất, ăn rộng 20 - 30cm, bởi vậy cây không chịu ngập úng, lớp đất mặt cần độ tơi xốp, giàu dinh dưỡng để rễ hút thức ăn dễ dàng.

- Thân: Thân có loại thân ngắn như xà lách cuộn, có loại thân thẳng, dài như rau diếp.

- Lá: Có nhiều lớp, có loại xanh đậm, có loại xanh nhạt, loại cuộn có lá trong màu trắng ăn ngon mềm hơn lá ngoài.

- Hoa: Chùm hoa dạng bầu, chứa số lượng lớn các hoa nhỏ kết chặt với nhau trên một đế hoa. Hoa có 5 đài, 5 nhị cái và 2 lá noãn, hoa tự thụ, hạt phấn và lá noãn có độ hữu thụ cao.

- Quả: Loại quả bế, hạt không có nội nhũ.

2. Thời vụ trồng rau xà lách

Rau xà lách có thể trồng quanh năm và tốt nhất trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm nay cho đến tháng 4 sang năm đối với loại xà lách trứng và từ tháng 7 đến thoáng 2 đối với loại xà lách li. Nếu gieo từ tháng 3-4 có thể ăn vào mùa hè.

3. Đất trồng rau xà lách

Có thể trồng rau xà lách trên nhiều loại đất khác nhau, đất cần chủ động được tưới tiêu, tốt nhất là trồng trên đất thịt nhẹ, tơi xốp.

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau xà lách

4.1. Làm đất:

Đất cần đ­ược cày xới, phơi ải 10-15 ngày trước khi lên luống.

Xử lý đất bằng vôi hoặc bột Dolomite, Silibore trư­ớc khi gieo trồng. Lư­ợng bón từ 40kg - 70 kg/ 1.000m2.

Mùa mư­a cần che phủ đất bằng rơm hoặc bạt nilon để hạn chế cỏ dại và rửa trôi phân. Không nên trồng liên tục nhiều vụ rau xà lách trên cùng chân đất (cần luân canh với loại rau có củ hoặc có trái).

Lên luống: cao 20-25cm, rộng 90-100cm, rãnh rộng 30cm, đất mặt luống phải bằng phẳng, tơi xốp không gồ ghề để dễ phủ bạt nylon và đục lỗ trồng.

4.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

- Cây xà lách được trồng theo hàng:

+ Khoảng cách: cây x cây từ 15-20cm, hàng x hàng 20-25cm (mật độ khoảng 220.000 -240.000 cây/ha)

- Trồng cây:

+ Cây giống được chuẩn bị trước trong vườn ươm có 4-5 lá thật, cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại.

+ Trước khi trồng cần tưới đẫm nước và mặt luống, sau đó để ráo mặt luống tiền hành trồng cây.

+ Dùng que có đầu nhọn hoặc dầm tào lỗ vừa gốc cây, sau đó trồng cây vào, dùng ngón tay ấn nhẹ xung quanh gốc tạo độ chặt, sau đó tưới đẫm nước cho cây.

- Bón phân: Lượng phân bón cho trồng rau xà lách như sau:

Loại phân

Lượng bón

Bón lót

(%)

Bón thúc

(%)

Kg/ha

Kg/sào

Lần 1

Lần 2

Phần hữu cơ ủ hoai mục

5.500

200

100

-

-

Phân hữu cơ vi sinh

420-550

15-20

-

50

50

Đạm Urê

55-90

2-3

-

50

50

Super lân

220-280

8-10

70

30

-

Kali sunlfat

60-90

2-3

30

35

35

NPK (Lâm Thao …)

550-700

20-25

30

-

30

 

- Bón thúc:

+ Bón lần 1: Sau trồng 10-12 ngày (Khi cây bắt đầu ra lá nhỏ)

+ Bón thúc lần 2: Sau trồng 22-25 ngày (Khi cây cuốn nhỏ). Theo dõi cây trồng, chi bón thúc đạm Urê lần 2 khi cây có nhu cầu.

- Tưới nước và chăm sóc cây:       

+ Tưới nước: sử dụng nguồn nước sạch để tưới cho cây, sau khi trồng cây xong ngày tưới 2 lần, khi cây hồi xanh 1-2 ngày tưới một lần.

+ Chăm sóc:

Để đảm bảo cho bộ rễ cây phát triển tốt cần tiến hành xới đất để đảm bảo độ tơi xốp và thoáng khí. Sau khi cây hồi xanh dùng cào nhỏ xới phá váng mặt đất, sau đó định kỳ 10-15 ngày kiểm tra nếu thấy đất bị gắn mặt hoặc quá chặt thì nên xới đất lại. Kết hợp với bón phân định kỳ cho cây.

5 . Phòng và trị sâu, bệnh hại

- Rệp hại

+ Triệu chứng: rệp chỉ sống trên những lá non và chúng thích cư trú ở mặt dưới lá. Rệp thường gây hại những lá non, làm cho các lá này bị quăn lại, nặng nó có thể làm biến dạng hoa sau này.

+ Phòng trừ: Sử dụng Karate 2,5 EC liều lượng 10 - 15 ml/bình 10lít, hoặc Supracide 40ND liều lượng 10 – 15 ml/bình 10 lít, Actara 25WG liều lượng 25-30g/ha...

- Sâu ăn lá

- Triệu chứng: Gây hại trong thời kỳ cây sinh trưởng, lá bị sâu ăn chất lượng giảm, bị nặng mất thu hoạch.

- Phòng trừ: sử dụng Sherpa 25EC liều lượng 20-30ml/16L, Selecron 500EC liều lượng 30-40ml/bình 16L, Reasgant 3.6EC liều lượng 10ml/bình 16L

- Bệnh thối gốc, thối thân

+ Triệu chứng: cây sinh trưởng chậm lại và lá bị héo đột ngột. Gốc, thân bị nhiễm bệnh thì bị thối mềm và có màu nâu tối lan rộng lên phía trên ngọn. Những cây bị nhiễm lá trở nên vàng ở phần gốc.

+ Phòng trừ:Đảm bảo đất thoát nước tốt, duy trì nhiệt độ thấp nhất có thể trong những giai đoạn nóng của mùa vụ trồng.

Nhổ bỏ những cây bị bệnh nặng, luân canh với cây trồng khác (tốt nhất nên luân canh với lúa nước)

Sử dụng thuốc Alietle 800WG, Ridomil Gold  68WP để phun phòng trừ bệnh

6. Thu hoạch

Khi cây xà lách cuộn chặt, tiến hành thu tỉa dần (có thể thu từng lá đối với giống xà lách xoăn), sau khi thu hoạch cần đưa ngay vào khu sơ chế thoáng mát để loại bỏ lá già, lá sâu bệnh.

7. Bảo quản

Hàng sau khi sơ chế được đóng trong thùng có đục lỗ hoặc túi bảo quản có đục lỗ để đem đi tiêu thụ: Nêu vận chuyển đi xa sau khi bao gói xong cho thùng carton cho vào kho lạnh, rồi điều chỉnh kho ở nhiệt độ khoảng 6-80C, ẩm độ 85-90%, sau đó dùng xe lạnh để vận chuyển.


Phạm Thị Khuyên