Ảnh minh họa
1. Kỹ thuật trồng
- Thời vụ: Cà phê được trồng vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 5 -6 Dương lịch hàng năm)
- Mật độ, khoảng cách: Đối với vùng đất tốt, điều kiện thâm canh cao thì trồng thưa và ngược lại: Cụ thể: đất tốt và bằng phẳng thì trồng hàng cách hàng 3m, cây cách cây 3 x 3m (khoảng 1.118 cây/ha); đất trung bình và dốc thì trồng hàng cách hàng 3,5m, cây cách cây 3,3 x 3,3m ( khoảng 1.330 cây/ha).
- Chuẩn bị hố trồng: Đào hố trước khi trồng 1 tháng, với kích thước hố (dài x rộng x sâu) như sau: 60 x 60 x 60cm; sau đó lấy lớp đất mặt trộn với 10 đến 20 kg phân chuồng ủ hoai mục + Hữu cơ sinh học HVP 401B: 1kg + Hữu cơ khoáng vi lượng HVP Organic: 0,2 kg + 0,5 kg Super lân + 0,5 kg vôi bột đưa xuống hố (cho 1 hố); lớp đất dưới đáy hố đào lên để dùng làm bồn quanh gốc; khi trồng bón lót thêm khu vực ngoài tán lá cây khoảng 100 gram phân NPK 16-16-8.
2. Bón phân, chăm sóc
a. Đánh chồi vượt cho cây cà phê
Chồi vượt phát triển rất nhanh trong mùa mưa; do vậy, cần đánh chồi vượt kịp thời; trung bình cứ 1 tháng đánh chồi vượt 1 lần; khi đánh chồi vượt, chú ý vặt các cành tăm, cành nhớt mọc quá nhiều ở cùng một vị trí đốt cành. Ở mỗi vị trí đốt cành chỉ nên để lại không quá 3 cành dự trữ được phát sinh; chú ý: vặt các cành thứ cấp mọc dày trên đỉnh tán tạo điều kiện để ánh sáng lọt vào bộ tán cà phê.
b. Đào rãnh ép xanh, hoặc cày rạch hàng ép xanh
Đào rãnh sâu 30cm, dài 1m, rộng 20 đến 25cm dọc theo mép trong bồn cà phê, mỗi gốc cà phê đào 1 đến 2 rãnh; dồn tất cả cỏ rác trên lô và cả phân chuồng vào rãnh, lấp đất lại; cũng có thể cày rạch giữa 2 hàng cà phê, cày sâu 50cm, nên cày 1 hàng, bỏ 1 hàng và năm sau lại cày luân phiên để hạn chế làm tổn thương bộ rễ cà phê; tương tự như rãnh đào trong mép bồn, rãnh cày là vị trí để ép xanh cỏ rác trên lô và bón phân chuồng.
c. Làm cỏ, bón phân
Làm sạch cỏ trên hàng cà phê, không để cỏ dại cạnh tranh với cà phê; bón phân cho cà phê sau khi làm cỏ sạch; liều lượng phân bón và loại phân bón như sau:
- Phân hữu cơ: phân chuồng hoai mục: 15 - 20 m3/ha (2 năm bón 1 lần).
- Phân hữu cơ sinh học HVP ORGANIC CHUYÊN THÚC CÀ PHÊ với lượng từ 1 tấn đến 1,5 tấn/ha (chia 2 -3 lần bón/năm); kết hợp việc bón phân hữu cơ với đào rãnh ép xanh cho vườn cà phê.
- Vôi bột: bón 300 đến 400kg/ha/năm, rải tung đều khắp mặt đất, tiếp xúc với đất càng nhiều càng tốt, không cần lấp đất.
- Phân hoá học:
*. Các năm trồng mới và kiến thiết cơ bản
Sử dụng phân NPK 20-20-15-TE bón với liều lượng:
+ Năm trồng thứ nhất: 400 - 600 kg/ha
+ Năm thứ hai: 600 - 700 kg/ha
+ Năm thứ 3: 800 - 900 kg/ha
Lượng phân trên được chia ra bón 3 lần trong mùa mưa
*. Cà phê kinh doanh
Sử dụng loại phân NPK 16-8-16-13S-TE có thành phần NPK cân đối, có thành phần lưu huỳnh và trung vi lượng cần thiết phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê trong mùa mưa.
Bón 3 lần trong mùa mưa; đối với vườn cà phê đạt từ 3 đến 4 tấn nhân/ha, bón với liều lượng sau:
+ Đợt 1: 500 - 700 kg/ha, bón vào đầu mùa mưa, khi mưa đã đều.
+ Đợt 2: 700 - 800 kg/ha, bón vào giữa mùa mưa.
+ Đợt 3: 800 - 1.000 kg/ha, bón gần cuối mùa mưa, trước khi chấm dứt mưa 20 ngày.
Nếu năng suất vườn cây cao hơn mức 3 đến 4 tấn nhân/ha thì ở mỗi đợt bón, cần bón tăng cường thêm từ 150 đến 200 kg/ha/lần.
Bỏ phân khi đất đủ ẩm, rạch rãnh xung quanh tán cây cà phê, rải phân đều và lấp đất.
- Phân bón lá
+ HVP 801S CHUYÊN CÀ PHÊ: phun định kỳ 7 đến 10 ngày/1 lần để nuôi cành dưỡng lá.
+ HVP 15-30-15: Phun giai đoạn trước ra hoa 1 tháng để hình thành mầm hoa.
+ HVP AUXIN ORGANIC: phun trước khi ra hoa 10 ngày để thúc ra hoa đồng loạt.
+ HVP 5-35-6 CHỐNG RỤNG TRÁI CÀ PHÊ: Phun giai đoạn 7 đến 14 ngày trước khi trổ hoa và sau khi đã đậu trái non, định kỳ phun 7 ngày/1 lần để dưỡng trái.
+ HVP SIÊU TO HẠT: Phun định kỳ 7 ngày /1 lần giai đoạn trái đang lớn để làm to hạt, tăng chất lượng hạt cà phê.
d. Tỉa cành
Thường xuyên tỉa bỏ những chồi vượt, những cành bị sâu bệnh gây hại, những cành đã ra quả ở những năm trước chỉ còn 2 - 3 cặp lá ở đầu cành.
Phạm Nghiêu