Ông Lê Văn Nuôi bên ao nuôi cá nước ngọt rộng 1ha
Sau khi tham gia chiến trường, hòa bình độc lập ông trở về với cuộc sống đời thường, mang trên mình nhiều thương tích chiến tranh. Đi lại cũng khó khăn, cuộc sống của ông Nuôi và gia đình gặp nhiều gian nan, vất vả. Tuy nhiên, phát huy tinh thần “tàn nhưng không phế”, ông đã bền bỉ vượt khó vươn lên, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Ông Nuôi chia sẻ: Khi nghề nuôi tằm lấy tơ phát triển, ông đã mạnh dạn nhận đất từ chính quyền để trồng dâu để, vực dậy kinh tế gia đình. Nhờ năng nổ, tích cực, ông Nuôi được chọn làm đội trưởng đội sản xuất dâu tằm giống của địa phương. Nhưng do nhu cầu người tiêu dùng nên nghề này không còn thịnh, chỉ tồn tại được thời gian ngắn.
Đúng lúc Điện Bàn có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ông mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư nuôi cá nước ngọt trên diện tích vùng trũng vốn sản xuất lúa kém hiệu quả. Ông Nuôi kể: Những năm đầu bắt mới bắt tay vào nuôi cá, do thiếu vốn và không nắm được nhu cầu thị trường cũng như kỹ thuật chăn nuôi nên gia đình ông gặp không ít khó khăn. Từ năm 2022 đến nay giá cám liên tục tăng cao khiến nhiều trang trại, nông hộ nuôi cá lâm vào tình cảnh khó khăn, lỗ chồng lỗ, có hộ phải gác ao nhưng ông Nuôi vẫn vào cá liên tục, lứa nào cũng thu lãi đều. Ông Nuôi cho hay: Mỗi trang trại có cách nuôi và kỹ thuật khác nhau nhưng để thành công và hiệu quả không phải ai cũng làm được. Cá được nuôi theo mô hình nhiều tầng nước, gồm các loại như cá rô phi, cá trắm, cá mè, trôi Ấn Độ, cá chép với tổng đàn khoảng 7.000 con. Cá mè sống ở tầng nước mặt và tầng nước giữa, thức ăn chủ yếu là sinh vật phù du. Cá chép sống ở tầng nước đáy, có khả năng chịu được môi trường khắc nghiệt, ăn động vật, thực vật đáy là chính. Cá có thể ăn thức ăn đa dạng như bắp, đậu, lúa nấu chín, các loại bã đậu và thức ăn công nghiệp. Cá trắm sống ở tầng nước giữa, thức ăn chính là cỏ, lá, rau, bèo, cây chuối thái nhỏ... ngoài ra cá cũng ăn các loại ngũ cốc.
Để giảm chi phí, ông đã đi gom lúa chết ở cánh đồng xóm hoặc các vùng lân cận và ăn phụ thêm ngô để giảm bớt cám công nghiệp. Theo ông nuôi cá nước ngọt khá đơn giản, không phải bỏ ra quá nhiều công để chăm sóc mà hiệu quả kinh tế lại cao. Nguồn thức ăn cho cá rất dễ kiếm, chủ yếu là cỏ, cám, bột các loại nên chi phí đầu tư thấp; ngày cho ăn 1 đến 2 lần nên không mất nhiều thời gian.
Nuôi cá khoảng thời gian từ 6-7 tháng là ông Nuôi xuất ra 1 lứa, đều đặn 2 vụ/năm. Mỗi năm ông xuất bán khoảng 10 tấn cá các loại. Với giá thị trường như hiện nay gia đình ông thu về gần 1 tỷ đồng/năm. Hiện, mô hình sản xuất của ông Nuôi đang là một địa chỉ tham quan để người dân đến học hỏi kinh nghiệm. Ông Nuôi không những làm kinh tế giỏi, ngoài ra ông còn giúp đỡ các hộ khó khăn về con giống, hướng dẫn kỹ thuật cho đến thức ăn chăn nuôi để có thể mang lại nguồn thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo. góp cho các phong trào, từ thiện hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Ông được nhận nhiều giấy khen của của các cấp Hội, ông Nuôi xứng đáng là một tấm gương cho người dân noi theo.
Trung Hiếu