Trong năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố và huyện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Nhu cầu hưởng thụ hoa nói chung và hoa Lan nói riêng của người dân từng bước được quan tâm, đặc biệt là một loài hoa Lan mang hương sắc tự nhiên.
Giá trị của hoa Lan không chỉ đẹp về mặt thẩm mỹ, nó còn là loại hoa có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện gây trồng, chăm sóc tại các nhà vườn và thị hiếu của người chơi Lan. Hiện nay loài lan Phi điệp Cát Bà đang được người dân các địa phương săn lùng, khai thác khó kiểm soát dẫn đến nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt. Để giảm thiểu nạn khai thác, xâm hại đến rừng trước mắt và lâu dài cần phải có giải pháp lưu giữ, phát triển từ đó có kế hoạch khai thác, sử dụng một cách hiệu quả loài lan Phi điệp Cát Bà.
Lan phi điệp Cát bà
Xuất phát từ thực trạng và đặc tính sinh học trên, lưu giữ và phát triển lan Phi điệp Cát Bà là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đồng thời là nơi tham quan, học tập, trải nghiệm góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hạn chế sự khai thác trái phép của người dân vào Vườn quốc gia Cát Bà và Khu dự trữ sinh quyển thiên nhiên thế giới Quần đảo Cát Bà.
Đây là một giống phong Lan thân thòng dài trung bình 80 - 1m, rụng lá vào mùa thu, lá mọc cách dài 8 - 10cm, rộng 4 - 7cm, hoa mọc ở các đốt gần ngọn, nở vào mùa xuân hạ, hoa to khoảng 7cm, lâu tàn và rất thơm, hoa có mầu sắc chính tím hồng, sau khi hoa tàn các đốt gần trên ngọn hoặc sát gốc thường nảy sinh các cây con gọi là (keiki).
Ở Cát Bà lan Phi điệp được phân bố rộng trên Quần đảo Cát Bà, cây thường mọc trên các cành cây to, hoặc vách đá có độ cao 150 - 300m.
Giá trị của hoa Lan không chỉ đẹp về mặt thẩm mỹ, nó còn là loại hoa có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện gây trồng, chăm sóc tại các nhà vườn và thị hiếu của người chơi Lan. Hiện nay loài lan Phi điệp Cát Bà đang được người dân các địa phương săn lùng, khai thác khó kiểm soát dẫn đến nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt. Để giảm thiểu nạn khai thác, xâm hại đến rừng trước mắt và lâu dài cần phải có giải pháp lưu giữ, phát triển từ đó có kế hoạch khai thác, sử dụng một cách hiệu quả loài lan Phi điệp Cát Bà.
Sau biết bao trăn trở, suy nghĩ, cuối cùng gia đình ông Nguyễn Tiến Mạnh cũng tìm ra cho mình một hướng đi mới đó là chuyển đổi diện tích trồng hoa màu, sang trồng hoa lan truyền thống.Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà giờ đây kinh tế của gia đình rất ổn định.
Giàn trồng lan giống của Ông Nguyễn Tiến Mạnh
Đây là mô hình mới đối với người dân địa phương nhưng nó cũng rất dễ áp dụng, phù hợp với điều kiện tự nhiên.Hiện, mô hình trồng lan đang được nhân rộng, vì rất thích hợp cho những hộ ít đất đai và đầu ra của loại hoa này rất ổn định, cho thu nhập tương đối cao.Hiện 3 mô hình trồng hoa lan hiệu quả cao nói trên đang được Trạm Khuyến nông huyện Cát Hải chọn để nhân rộng ra đối với những hộ gia đình có vốn, nhưng ít đất sản xuất nhằm phát huy hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
Mô hình hỗ trợ ra đời trong hoàn cảnh, tình trạng môi trường biển của Cát Bà đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, mà nguyên nhân xuất phát từ việc nuôi trồng thủy sản không có quy hoạch, cộng đồng dân cư làm nghề nuôi trồng thủy sản tại các xã, thị trấn khu vực Cát Bà đang lâm vào tình trạng rất khó khăn để tìm kế sách cho cuộc sống mưu sinh trong tương lai. Vì vậy nó mang tính phù hợp và hiện thực rất cao. Tính phù hợp còn được thể hiện ở chỗ:
- Phù hợp với quyền lợi và nguyện vọng của cộng đồng cư dân địa phương.
- Phù hợp với xu hướng đổi mới về quản lý môi trường biển các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà của Thành phố Hải Phòng.
- Phù hợp với chủ trương giảm nghèo và làm giàu bền vững cho các cộng đồng dân cư của Đảng và Nhà nước.
Có thể phổ biến một cách rộng rãi cho nhiều hộ, rất dễ học tập, dễ chuyển giao, không đòi hỏi trình độ, hiểu biết chỉ cần có lòng say mê, tình yêu dành cho cây lan là có thể áp dụng và làm được.
So với trồng lan công nghiệp chi phí đầu tư cây giống, chi phí vật tư phân bón, khoa học kỹ thuật thấp hơn rất nhiều. Đặc biệt chi phí thấp nhưng giá thành đầu ra lại cao, lợi nhuận thu được lại nhiều, so với dòng lan nhập khẩu giá trị cao hơn gấp 3 lần.
Hướng đi của mô hình là đánh vào thị hiếu tìm về giá trị truyền thống quý báu của thiên nhiên thuần Việt, đây là xu hướng đã và đang rất được yêu chuộng hiện nay. Vì vậy thị trường đầu ra cho sản phẩm của dòng hoa lan phi điệp Cát Bà rất tiềm năng và thuận lợi.
Mặt khác sự phát triển của công nghệ thời 4.0 được mô hình áp dụng rất hiệu quả, giảm chi phí quảng cáo, tiếp thị cho các hộ nông dân rất nhiều. Việc thông qua mạng xã hội Facebook, tham gia các Diễn đàn, các hội nhóm trong việc mua, bán, chia sẻ kinh nghiệm, liên doanh, liên kết được các hộ tận dụng một cách triệt để, đây là những nông dân trẻ có niềm đam mê và rất năng động. Một live stream bán hàng qua Facebook hàng nghìn mầm giống lan được bán ra thuận lợi. Bình quân 01 cá thể bố mẹ có thể nhân lên tới 05 cá thể con, 1 vụ thu hoạch từ khi ươm giống đến khi thu hoạch là 06 tháng, trừ chi phí lợi nhuận thu được là trên 200 triệu đồng.
Mô hình góp phần lưu giữ và phát triển lan Phi điệp tím Cát Bà, khắc phục tình trạng suy kiệt tài nguyên thiên nhiên, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, nhất là hộ dân sống trong khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Cát Bà, góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường nông thôn.
Nhân giống thành công lan Phi điệp Cát Bà cung cấp cho thị trường Cát Bà, bổ sung một loài hoa quyến rũ vào dịp đầu hạ hàng năm, đồng thời quảng bá loài lan Phi điệp Cát Bà đến với du khách.
Địa chỉ liên hệ:
Nguyễn Tiến Mạnh Xã Xuân Đám, huyện Cát Hải, Tp. Hải Phòng; ĐT: 0983799219.