1. Mục đích của giải pháp.
Chim cút là gia cầm chuyên lấy trứng và thịt với năng suất rất cao . Từ 300 – 320 trứng/năm/con, nếu thôi lấy thịt chỉ từ 35 – 40 ngày (kể từ khi chim con mới nở).
- Hiện nay trên thị trường nhu cầu về trứng và thịt chim cút rất lớn, tuy nhên, để có con giốn tốt và số lượng lớn hiện nay phải nhập từ các cơ sở lớn ở Biên Hòa, Đồng Nai.
- Việc nhập giống ở nơi khác có nhiều bất lợi như vận chuyển xa, dễ lây lan dịch bệnh và nhất là không chủ động được thời gian kế hoạch chăn nuôi.
- Để giải quyết được những vấn đè hạn chế nêu trên, qua nhiều năm trong nghành chăn nuôi, đồng thời kết hợp với việc nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn, các mô hình ấp trứng chúng tôi đã hoàn thiện được mtj mô hình Tủ ấp trứng và quy trình ấp trứng đạt tỷ lệ cao từ 85% - 90% với giá thành rẻ, dễ vận hành.
- Tủ ấp trứng đa kỳ được chế tạo từ vật liệu gỗ đơn giản có độ bền cao, dễ gia công, lắp ráp, vận chuyển. Tủ ấp trứng đa kỳ sử dụng nguồn điện 220 W cho các thiết bị có công suất thấp tiết kiệm tối đa điện năng như quạt (660W) bóng đèn điện (100 W), các linh kiện dễ tìm đều được sản xuất trong nước.
2. Mô tả tóm tắt:
a. Nguyên lý hoạt động:
- Duy trì nhiệt độ ẩm ổn định và đồng đều tất cả các vị trí trong tủ sử dụng bộ điều kiển tự động, điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm trong tủ.
- Nguồn nhiệt làm óng đèn dây tóc (100 W). Quạt gió điều chỉnh nhiệt đồng đều trong tủ.
b. Kết cấu tủ ấp: gồm 3 phần hoàn toàn bằng nguyên vật liệu gỗ.
- Thành tủ gồm 3 lớp: hai lớp mặt ngoài và bên trong bằng ván ép 3mm. Ở giữa là lớp xốp cách nhiệt 3 mm.
- Khay đảo trứng liên kết xoay được 45 độ so với trục ngang.
- Khây xếp trứng: khay gỗ, lưới thép ô vuông 25 mm.
3. Điểm sáng tạo.
- Phần kết cấu thành tủ bằng 2 lớp ván ép và một lớp xốp cách nhiệt ở giữa nên độ giữ nhiệt tủ rất cao, giảm thất thoát, tiết kiệm điện năng.
- Do kết cấu thể tích tủ lớn và áp dụng quy trình ấp đa kỳ nên tận dụng được nguồn điện tỏa ra từ những lô trứng ấp trước cho những lô trứng sau, giúp giảm điện năng.
4. Hiệu quả của giải pháp.
- Kinh tế: Vật liệu bằng gỗ dễ gia công lắp đặt, có thể thay đổi kích thước theo năng suất trứng, giá thành rẻ khoảng 5.000.000 đồng/tủ. Ấp được 12.000 trứng cút (so với máy ấp trên thị trường 600 trứng/8.500.000 đồng/máy). Tỷ lệ ấp nở đạt trên 85%.
- Xã hội: Cơ sở chăn nuôi, hộ gia đình có thể tự gia công lắp đặt tủ dễ dàng. Tự chủ về nguồn giống, kinh doanh cung cấp trứng ấp cho thị trường.
5. Quy trình chế tạo tủ ấp.
- Tạo khung tủ bằng gỗ thanh 30 mm x 30mm. Bọc ván thép mặt ngoài và mặt trong của tủ, ở giữa chèn một lớp xốp cách nhiệt. Hai thành bên tủ tạo 4 hàng lỗ thông gió, mỗi hàng 6 lỗ đường kính 12mm.
- Tạo khay đảo trứng: vật liệu gỗ thanh + đinh vít cốt sắt đường kính 12 mm để khay đảo xoay được 45 đọ so với trục ngang.
- Tạo khay xếp trứng: vật liệu gỗ, căn cứ vào kích thước của khay đảo để gia công khay trứng cho phù hợp.
- Lắp ráp linh kiện: Bóng đèn ra nhiệt, quạt hút điều hòa nhiệt, bộ điều kiển tự động.
- Chạy thử nghiệm, dùng nhiệt kế thủy ngân để kiểm tra độ chênh lệch so với nhiệt kế điện tử để điều chỉnh cho phù hợp .
5.1 Các thông số kỹ thuật: Năng xuất tối đa 1 tủ: 12.000 trứng cút (1.200 trứng gà, vịt). Thời gian ấp 11 ngày (trứng lộn).
5.2 Quy trình ấp.
- Bước 1: Đóng điện, quạt và bóng đèn hoạt động cài đặt nhiệt độ ấp cho bộ phận điều kiển .
- Bước 2: xếp trứng sẵn vào khay trứng. Đặt khay trứng vào khay khi nhiệt độ tủ đạt 37 độ c. Đặt khay nước có bề mặt rộng 20 cm x 30 cm để dễ bay hơi tạo độ ẩm trong tủ.
- Bước 3: Đảo trứng (thủ công): Sau 2 giờ đảo trứng 1 lần theo chu kỳ lặp lại liên tục.
+ Chu kỳ 1: khay trứng nghiêng hướng lên, đảo cầu dao để quạt và đèn hoạt động luồng không khí trong tủ sẽ lưu thông theo hướng cùng chiều kim đồng hồ.
- Bước 4: Trứng sau khi ấp 12 ngày (trứng cút) hoặc 15 ngày (trứng gà) chuyển khay trứng sang tủ nở. Thời gian này không đảo trứng, giảm dần nhiệt độ vì lúc này trứng bắt đầu tỏa nhiệt (đây là nguyên nhân vì sao phôi trứng bị chết lưu do nhiệt độ cao, tỷ lệ nở không đạt).Cài đặt bộ điều nhiệt điều khiển quạt hút ở chế độ chờ khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng 37 độ c, quạt sẽ hút nhiệt ra bên ngoài.
- Bước 5: Làm mát trứng: Tăng độ ẩm lên 85%, mỗi ngày mở tủ sả nhiệt 1-2 lần, tùy theo thời tiết, mỗi lần từ 15 -30 phút giúp làm mát trứng, đồng thời làm để phôi hấp thụ hết lòng đỏ trứng.
- Bước 6: Kiểm tra thường xuyên và đưa con giống sớm ra lồng ấp
- Tủ ấp hoạt động theo 2 chu kỳ nên các linh kiện không phải hoạt động liên tục giúp tăng tuổi thọ linh kiện.
- Về nguyên lý: không khí nóng luôn có su hướng dịch chuyển lên trên, việc bảo trì nguồn nhiệt bên dưới tủ đảm bảo an toàn tránh tình trạng phân bổ nhiệt cục bộ.
6. Khả năng áp dụng:
- Tủ ấp trứng đa kỳ có thể áp dụng cho mọi địa phương và không lệ thuocj vào thời tiết. Tủ chiếm diện tích nhỏ, gọn, tiết kiệm chi phí xây dựng. Có thể ấp đực tất cả các loại trứng như: trứng gà, vịt, cút. Có thể vận chuyển dễ dàng.
- Đây là sản phẩm đạt hiệu quả cao về lượng cũng như về phẩm chất, cần nhân rộng mô hình sản phẩm để giúp nông dân giải quyết được những khó khăn trong chăn nuôi./.
Ngô Hùng