Anh Sơn đứng thứ 2 từ phải qua đang giới thiệu máy tại xưởng
Dựa trên máy xay cá, thịt mà bà con đã sử dụng từ trước đến nay anh Đinh văn Sơn ở ấp 1, xã Long Cang, huyện Cần Đước, tỉnh Long An đã sáng chế ra máy ép cám viên. Máy đồng thời tăng công suất của bộ phận ép lên để có thể xay, ép được những nguyên liệu cứng như vỏ ốc, đầu cá, xương cá. Chiếc máy ép sấy cám viên của anh Sơn ngoài sử dụng cám gạo, cám bắp còn có thể dùng phế phẩm cá, súc sản chế biến của các Cty, cơm thừa của bếp nấu suất ăn công nghiệp hay tôm, cua, sò, ốc, rau củ quả từ các chợ,…Những nguyên liệu trên rất dễ tìm kiếm hay đánh bắt, giá lại rẻ mà còn có thể dùng tươi, ướt chứ không cần phơi khô. Với cám xay xát, thay vì dùng nước để trộn ướt cho vào máy, chúng ta có thể dùng cám khô đó trộn cùng phụ phẩm và một ít muối khoáng vi lượng chạy thành viên thức ăn. Sau đó, số thức ăn này sẽ được tự động đưa vào băng tải, qua hệ thống sấy từ 15-20 phút sẽ tạo thành viên cám khô. Trung bình một giờ, máy sản xuất được 60-80kg cám thành phẩm. Do chỉ cần một người pha trộn và vận hành máy, trừ giá nguyên liệu đầu vào cùng các chi phí phụ khác, trung bình giá thành thức ăn giảm từ 30-40%. Lợi nhuận của nhà nông từ đó cũng được tăng lên.
1. Tính mới của giải pháp
Máy gồm một cối ép có động cơ mô tơ từ 2-3 ngựa tùy cối cám lớn nhỏ. Một sắt si cao 60 70 cm, lắp mô tơ chạy 1.400 vòng/phút. Cho nguyên liệu vào phễu nó sẽ tự động chạy xuống ở dạng tròn dài, để nguyên sấy khô, sau đó sẽ dần dần tự gãy vừa kích cỡ hoạc sử dụng dây cắt viên theo kích cỡ mong muốn. Cối cám không nối liền với bộ phận sấy, động cơ mở mắt riêng làm cho việc sấy trở nên dễ dàng hơn. Khi cần ta đưa cám ép vào máng sấy, khi không cần sấy ta tách ra riêng máy ra ép cám rồi mang đi phơi khi thời tiết thuận lợi. Từ đó giảm được công đoạn sấy, tiết kiệm điện.
2. Tính hiệu quả
- Hiệu quả kinh tế:
Một máy sản xuất trung bình 800-1000 kg/ngày, sử dụng ba lao động: vận hành máy, pha trộn nguyên liệu, vô bao thành phẩm.
Cám nguyên liêu khô thành phẩm = 6.000.000 đồng/tấn
Phụ phẩm, phế phẩm tươi = 2.500.000 đồng/tấn. Sau khi ép sấy bốc hơi còn lại 300kg.
Chi phí nhân công cho 03 lao động 600.000 đồng.
Điện năng, hao mòn máy, khoáng, vi lượng = 150.000 đồng
Tổng chi phí là 9.250.000 đồng/1,3 tấn thành phẩm so với cám công nghiệp là 12.000.000 đồng/tấn.
Lợi nhuận so với sử dụng cám công nghiệp là hơn 40%, bên cạnh đó còn góp phần vào bảo vệ môi trường sống, bảo vệ cây trồng, tăng thêm thu nhập cho người lao động.
- Hiệu quả xã hội:
Đáp ứng như cầu làm việc tại chỗ, tăng thu nhập, phát triển kinh tế cho gia đình
Tận dụng nguồn thức ăn có sẵn từ các phụ phẩm, phế phẩm
Sản phẩm làm ra không ảnh hưởng sức khỏe con người, không ảnh hưởng đến môi trường. Nguồn nguyên liệu đầu vào sẵn có đáp ứng nhu cầu bà con trong tình hình giá thức ăn chăn nuôi ngày càng nâng cao.
Đặng Thủy