00:00 Số lượt truy cập: 3047838

Mô hình nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn 

Được đăng : 04/12/2024

Giải pháp khó khăn trong ngành trồng trọt, chăn nuôi hiện nay chính là ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất gây ra, đặc biệt là trong chăn nuôi lợn. Lượng chất thải rất lớn cùng với việc sử dụng phân bón hóa học tràn lan. Ngay từ khi thành lập công ty Nguyên Khôi xanh đã nghiên cứu rất kỹ những ứng dụng khoa học công nghệ để xử lý chất thải hướng tới mô hình chăn nuôi hữu cơ tuần hoàn, biến chất thải của quy trình này trở thành đầu vào của  quy trình khác. Quy trình khép kín được bố trí liên hoàn chặt chẽ, biến những năng lượng dư thừa từ chất  thải trở thành năng lượng giá trị và thân thiện với môi trường. Chất thải rắn của lợn được xử lý qua men vi sinh và trở thành thức ăn cho giun quế, giun trở thành đạm cho vật nuôi; phân giun làm phân bón hữu cơ cho các loại cây trồng trong trang trại. Phần nước thải sau khi xử lý qua bể BIOGAS, bể lọc tiếp tục phân giải các chất dư thừa và được đưa ra hồ nước để trồng cây thủy sinh và tuần hoàn trở lại làm nước tưới cho cây trồng.

Mô hình sản xuất tuần hoàn của công ty Nguyên Khôi xanh cho hiệu quả kinh tế cụ thể, giảm 28% chi phi thức ăn chăn nuôi, 40% chi phí phân bón hưu cơ, 50% lượng nước tưới tiêu và tăng 150%  giá trị sản phẩm. Không những tuần hoàn trong sản xuất mà còn đầu tư vào trong chế biến, phân phối trực tiếp thực phẩm chất lượng cao theo mô hình từ trang trại đến bàn ăn. Việc đầu tư sâu vào chế biến giúp tăng thêm một phần lợi nhuận.

Trong nhiều năm sản xuất nông nghiệp luôn chỉ trú trọng đến năng suất chưa quan tâm đến việc phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, đến chất dư thừa của quá trình sản xuất, đến phân bón hữu cơ để bồi dưỡng tăng kết cầu đất, bảo vệ đa dạng sinh học mà hệ quả là gây lãng phí các phế phụ phẩm nông nghiệp và chất thải chăn nuôi. Trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu, an ninh lương thực, thực phẩm và phát triển bền vững trở thành vấn đề của toàn nhân loại thì nông nghiệp tuần hoàn là vấn đề quan tâm của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp lớn cũng đang tham gia vào quá trình này.

51234567

Mô hình trang trại nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn

Công ty T&T157 đã thực hiện quy trình chăn nuôi tuần hoàn từ rất nhiều năm nay, đây là trang trại bò giống chất lượng cao với diện tích gần 30 ha, trang trại được chia thành nhiều khu khác nhau như: khu phối trộn thức ăn, khu sản xuất đệm sinh học, khu chế biến phân bón…ở trang trại, không có thứ gì bỏ đi, tất cả phế  thải đểu trở thành hàng hóa, trong trang trại thường xuyên có số lượng bò thịt khoảng 5.000 con, trung bình  thải ra hơn 100 tấn phân mỗi ngày và 20-30 lít nước tiểu mỗi con nên lượng chất thải là rất lớn. Việc ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi không chỉ đem lại hiệu quả cao khi đảm bảo về môi trường mà còn giảm được tác động xã hội tích cực. Từ nguồn chất thải, hàng năm công ty sử dụng 30.000 tấn chất phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi theo công nghệ phối trộn; sản xuất 25.000 tấn phân bón hữu cơ, vi sinh từ đệm lót sinh học. Giờ đây, nhờ vào sản xuất tuần hoàn, bò thịt không còn là giá trị cốt lõi đối với công ty T&T mà tất cả các hoạt động xung quanh đang tạo ra giá trị mới, đặc biệt là phân bò đang chiếm tỉ trọng tương đối cao trong lợi nhuận.

Nông nghiệp tuần hoàn là xu thế phát triển bởi ô nhiễm môi trường đã đến lúc nhức nhối ở nước ta đặc biệt là trong chăn nuôi. Để phát triển nông nghiệp tuần hoàn không thể không có sự hỗ trợ của Nhà nước như ưu đại về cơ chế, thủ tục hành chính, tài chính, tiếp cận các nguồn lực. Bên cạnh đó, ưu tiên phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị để phù hợp với quy mô sản xuất của người nông dân. Đầu tư cho nông nghiệp cần phải có thời gian và mô hình kinh tế tuần hoàn trong thực tế đã chứng minh được hiệu quả  và tính bền vững. Nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng đến cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Do đó thúc đẩy mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn là mục tiêu mà chúng ta hướng tới./.

Việt Cường