00:00 Số lượt truy cập: 2667502

Mở rộng nhà kính, nhà lưới trong nuôi tôm 

Được đăng : 23/03/2018
Ưu điểm của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong nhà kính, nhà lưới so với nuôi tôm thẻ chân trắng nước lợ và nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong nhà kính, nhà lưới có thể nuôi liên tục, từ 3 – 4 vụ/năm. Nhờ nuôi trong nhà kính nên người nuôi dễ dàng kiểm soát được dịch bệnh, tôm sinh trưởng và phát triển nhanh.


nuoi-tom-sieu-tham-canh




Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh được áp dụng tại Bạc Liêu vài năm trở lại đây, được người dân đầu tư ao nuôi theo 2 dạng. Một là, đầu tư ao nuôi trải bạt, nhà kính, kiểm soát được nắng - mưa, nhưng chi phí đầu tư khá lớn từ 5-7 tỷ/ha; mật độ tôm nuôi 500 con/m2, đạt sản lượng thu hoạch trung bình từ 180-240 tấn/ha/năm, nuôi 3 vụ/năm. Hai là ao nuôi trải bạt, nhà lưới, không kiểm soát được mưa, nhưng chi phí đầu tư thấp, từ 400-500 triệu đồng/ha; mật độ thả nuôi từ 250-300 con/m2, năng suất từ hơn 150 tấn/ha, nuôi 3 vụ/năm. Ông  Ngô Quốc Hùng, xã Long Điền Long A, Đông Hải, Bạc Liêu cho biết, gia đình đã áp dụng nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà lưới hơn 1.000 m2, đã cho thu hoạch 2 vụ, thu lãi hơn 1 tỷ đồng. Qua đánh giá bước đầu, mô hình cho hiệu quả thành công cao, kiểm soát được dịch bệnh trên tôm, hạn chế ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ở Cà mau đã bước đầu mô hình nuôi tôm thẻ chân hạn chế dịch bệnh, phòng bệnh cho tôm thẻ chân trắng, tạo ra sản phẩm sạch đáp ứng yêu cầu của thị trường, xây dựng qui trình kỹ thuật nuôi thân thiện với môi trường. điển hình như mô hình nuôi ở xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi đạt năng suất đạt 32 tấn/ha/vụ, trọng lượng tôm trung bình 40 con/kg, giá tôm thẻ chân trắng 2017 là  150.000 đ/kg, lợi nhuận 2,55 tỷ đồng/ha. Mô hình nuôi ở xã Đất Mới huyện Năm Căn đạt năng suất 21,5 tấn/ha/vụ, tỷ lệ tôm sống 90%, trọng lượng 40 con/kg, giá 150.000 đ/kg, lợi nhuận 1,37 tỷ đồng/ha. Mô hình nuôi ở xã Lương Thế Trân huyện Cái Nước, năng suất 17,3 tấn/ha/vụ, trọng lượng 65 con /kg, giá bán 112.500 đ/kg, lợi nhuận 475 triệu đồng/ha. Mô hình nuôi ở xã Phú Tân huyện Phú Tân, năng suất 20 tấn/ha/vụ, trọng lượng 60 con/kg, giá bán 125.000 đ/kg, lợi nhuận 575 triệu đồng/ha. Mô hình nuôi ở xã Hòa Tân thành phố Cà Mau, năng suất đạt 24 tấn/ha, trọng lượng 35 con /kg, giá bán 160.000 đ /kg, lợi nhuận 975 triệu đồng.


Theo Ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, Bạc Liêu chịu nhiều “hậu quả” do một thời gian dài phát triển nuôi tôm không kiểm soát, nằm ngoài quy hoạch, dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước… Nhưng với mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, đang là hướng đi đúng, cứu cánh cho ngành tôm địa phương. Tuy mô hình này vốn đầu tư lớn nhưng hiệu quả thành công rất cao, lợi nhuận khá, kiểm soát được dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, sản xuất mang tính bền vững. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, về lâu dài tỉnh tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tôm theo mô hình thâm canh, siêu thâm canh. Tỉnh đang tính toán đến giải pháp, tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn cho người nuôi tôm khi áp theo mô hình này. Ngoài ra, để mô hình nuôi này theo chuỗi khép kín, cho hiệu quả kinh tế cao, tỉnh đã xin Chính phủ cho thành lập “Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu” rộng hơn 400 ha, tại ấp Giồng Nhãn, xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu. Đến nay, tỉnh đã cấp cho Tập đoàn Việt - Úc 315 ha, còn lại hơn 100 ha vùng lõi khu công nghệ cao, tỉnh đã chấp thuận cho 6 doanh nghiệp hàng đầu về ngành tôm vào đầu tư, trình diễn các mô hình mới về sản xuất tôm. Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đưa vào hoạt động, người nuôi tôm Bạc Liêu nói riêng, trong khu vực nói chung sẽ tiếp cận mô hình nuôi tôm hiện đại, con giống chất lượng và sử dụng các sản phẩm phụ trợ nuôi tôm tiên tiến nhất…

Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu có 7 công ty, doanh nghiệp đã và đang áp dụng sản xuất nuôi tôm theo mô hình ứng dụng công nghệ cao (siêu thâm canh), với diện tích khoảng 800 ha, như Tập đoàn Việt - Úc, Công ty Trúc Anh, Công ty Hải Nguyên… Ngoài ra, mô hình nuôi này đang được các doanh nghiệp trên triển khai, nhân rộng ra hơn 100 hộ nông dân trong tỉnh, trung bình mỗi hộ áp dụng nuôi từ 1 ha trở lên. Bạc Liêu có diện tích nuôi tôm hơn 130.000 ha, trong đó khoảng 8.000 ha nuôi theo mô hình thâm canh, siêu thâm canh; còn lại nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến, tôm - rừng, tôm - lúa…, cho lợi nhuận bình quân hơn 170 triệu đồng/ha/năm.

  
Ưu điểm của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh so với nuôi tôm thẻ chân trắng nước lợ và nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt, mô hình nuôi  tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong nhà kính, nhà lưới có thể nuôi liên tục, từ 3 – 4 vụ/năm. Nhờ nuôi trong nhà kính nên người nuôi dễ dàng kiểm soát được dịch bệnh, tôm sinh trưởng và phát triển nhanh. 
- Ao nuôi được thiết kế trong nhà kính, đáy ao trải bạt.
- Do không bị ảnh hưởng nhiều từ môi trường tự nhiên nên môi trường ao nuôi ít biến động. Nhiệt độ nước ao nuôi ổn định từ 29- 30oC.  
- Nhiệt độ ngày đêm chỉ dao động từ 1- 1,5 oC.
- Từ nguồn nước tự nhiên, sau khí lắng lọc, đưa vào ao nuôi, rồi được xử lý bằng hóa chất, kháng sinh tạo pH, kiềm, vi sinh cho tôm nuôi. Do nước ao nuôi hoàn toàn nhân tạo và hạn chế được ảnh hưởng bên ngoài tự nhiên, nên môi trường ao nuôi trong mô hình này rất ổn định, đồng thời tăng hiệu quả khi điều chỉnh môi trường ao nuôi.
- Mô hình này có thể hạn chế 70% lây lan của mầm bệnh. Chính nhờ các ưu điểm này, nên có thể thả tôm mật độ cao từ 200 – 400 con/m2, có thể nuôi từ 3 – 4 vụ/năm, tôm nuôi lớn nhanh, đạt năng suất cao hơn.
Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh khá cao, ứng dụng khoa học công nghệ, các nghiên cứu mới vào sản xuất, tạo ra số lượng hàng hóa lớn, thuận lợi cho việc chủ động nguồn nguyên liệu, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.

V.T tổng hợp