00:00 Số lượt truy cập: 2662030

Một số kết quả thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động giữa Hội Nông dân Việt Nam với Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2019 

Được đăng : 11/12/2019

 

Lê Văn Khôi

pho-chu-tich-tt-ban-chap-hanh-tu-hoi-ndvn-luong-quoc-doan-phat-bieu-tai-hoi-nghi111 

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động hội viên nông dân cả nư­­­ớc tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ để nâng cao hiệu quả trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và nâng cao trình độ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của hội viên nông dân trong sản xuất và đời sống, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký Chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2016 – 2020. Căn cứ nội dung Chương trình phối hợp đã ký và chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện của hai ngành, Ban Thường vụ Hội Nông dân và Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tập trung vào công tác chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình. Đó là: Tổ chức tuyên truyền, triển khai phổ biến nội dung Chương trình phối hợp của 2 ngành đến các cấp Hội và hội viên nông dân cả nước. Phối hợp với các ngành liên quan tới nông nghiệp, nông thôn, vệ sinh môi trường, văn hoá, xã hội đẩy mạnh công tác vận động, hư­­ớng dẫn, khuyến khích, hỗ trợ để thu hút hội viên, nông dân tích cực tham gia ứng dụng, chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ vào phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Đặc biệt có một số tỉnh đã chủ động phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất vật tư phân bón, các tổ chức khoa học công nghệ để tranh thủ sự hỗ trợ về kinh phí và khoa học công nghệ giúp nông dân xây dựng các mô hình khoa học & công nghệ ứng dụng vào sản xuất, nâng cao hiệu quả đầu tư. Nghiên cứu và tổ chức nhiều nội dung, đổi mới hình thức và phương pháp tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học & công nghệ trong nông thôn, nông dân. Với sự tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, sự phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh với Sở Khoa học và công nghệ, năm 2019 đã đạt được một số kết quả quan trọng sau:

Về công tác tuyên truyền, phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ:

Trong năm qua, Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức sản xuất trên 18.400 đĩa DVD gửi đến các cấp Hội Nông dân, điểm bưu điện văn hóa xã để tuyên truyền các gương nông dân nghèo vượt khó, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất thành công và đã có nhiều hộ trở thành hộ khá giàu. Tổ chức xuất bản chuyên mục gương nông dân vượt khó vươn lên thoát nghèo và làm giàu với 9.200 cuốn; mở chuyên mục nông dân vượt khó thoát nghèo trên báo Danviet.vn.

Bản tin “Khoa học với nhà nông” và Website “Khoa học cho nhà nông” của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trong năm đã cung cấp gần 400 tin, bài, quy trình về KH&CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân và đến nay có trên 417.320  lượt người truy cập vào Website này. Bản tin “Khoa học với nhà nông” đã phát hành 6 số với 13.500 cuốn đến cấp tỉnh, huyện và một số xã. Tổ chức bình chọn và vinh danh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ hai năm 2019 có sự tham gia của Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, … nhằm vinh danh các nhà khoa học, các hội viên nông dân trong cả nước đã có những phát minh, sáng kiến cải tiến kỹ thuật đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển khoa học trong nông nghiệp phục vụ công tác Hội và phong trào nông dân. Trên kênh thông tin khác của Hội Nông dân Việt Nam như: Cổng thông tin điện tử của Trung ương hội, Báo Nông thôn ngày nay, Tạp chí Nông thôn mới đều mở các chuyên trang hoặc chuyên đề và thông tin khoa học công nghệ, nêu gương các mô hình điển hình tiên tiến trong công tác ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nông dân tham khảo và kết nối. Ở các tỉnh, thành Hội đến nay hầu hết Hội Nông dân các tỉnh, thành phố đã có Bản tin công tác Hội, Website kết nối và chia sẻ thông tin với các kênh thông tin về khoa học và công nghệ, Tài nguyên môi trường và khuyến nông trong và ngoài ngành phục vụ cho công tác tuyên truyền kịp thời đến đông đảo bạn đọc cả nước, trong đó có nhiều chuyên mục như các chính sách về Khoa học và công nghệ, nông dân học nông dân, thành tựu khoa học công nghệ, nông dân cần biết, Videoclip…Cùng với các kênh thông tin, các sản phẩm, ấn phẩm truyền thông trong năm 2019. Hội Nông dân các tỉnh thành phố đã tổ chức được 15.821cuộc tuyên truyền dưới nhiều hình thức khác nhau như: Hội nghị, Hội thảo đầu bờ, các mô hình trình diễn với 1.992.296 người tham gia trong đó có nhiều tỉnh, thành Hội tổ chức tuyên truyền có hàng trăm ngàn lượt người tham gia. Đặc biệt trong năm 2019 dịch tả lợn Châu phi gây bệnh trên đàn lợn của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ngay từ ban đầu khi xảy ra dịch với sự khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và các Nhà khoa học về tính chất và mức độ nguy hiểm của dịch này, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã chỉ đạo các kênh thông tin luôn bám sát tình hình bệnh dịch và thông tin đến hội viên nông dân cả nước về các phương pháp phòng, chống dịch; tuyên truyền về những quy định giết mổ, vận chuyển lợn thương phẩm để tiêu thụ trên thị trường, góp phần tích cực vào kết quả phòng chống dịch bệnh. Một số tỉnh đã chủ động phối hợp với các nhà khoa học, các tổ chức khoa học và công nghệ, tập huấn, xây dựng mô hình tuyên truyền cho nông dân về áp dụng công nghệ vi sinh trong chế biến và phối trộn thức ăn cho đàn lợn nhằm tăng sức đề kháng, bảo vệ cho đàn lợn sinh trưởng và phát triển tốt.

Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo nhà nông lần thứ VII khơi dậy phong trào sáng tạo kỹ thuật trong lao động sản xuất và đời sống của nông dân cả nước

Cuộc thi sáng tạo nhà nông lần thứ VIII (2019-2020) được phát động từ tháng 12 năm 2018, Cuộc thi được triển khai từ cấp Trung ương đến 63 tỉnh, thành, huyện thị, cơ sở Hội và đến từng hội viên, nông dân. Mục đích cuộc thi nhằm, góp phần đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng và sản xuất nông nghiệp, nông thôn phục vụ thiết thực cho đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Đến cuối năm 2019 đã có hàng trăm giải pháp sáng tạo kỹ thuật, công nghệ của nông dân gửi về Ban tổ chức cuộc thi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các giải pháp của nông dân rất phong phú thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và có tính ứng dụng cao. Hầu hết các giải pháp, sản phẩm dự thi đều có ý tưởng xuất phát từ thực tế, từ những trăn trở của người nông dân nhằm ứng dụng hiệu quả các giải pháp sáng tạo về khoa học và công nghệ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của người nông dân. Đến nay ở cấp trung ương Hội đã thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi, Ban giám khảo để chấm thi và tổ chức chấm thi 87 hồ sơ giải pháp dự thi được tuyển chọn từ 63 tỉnh, thành phố của các tác giả, đồng tác giải và chọn ra các tác giả, đồng tác giả và tham mưu Trung ương Hội Nông dân Việt khen thưởng; Dự kiến trong đó có 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba và 06 giải khuyến khích và sẽ tổ chức trao giải tại thành phố Hà Nội trong năm 2020.

Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và côngnghệ chuyển giao là bắc cầu cho khoa học và công nghệ mới đến trực tiếp với nông dân

Để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền đến với đông đảo cán bộ và hội viên nông dân, ở Trung ương Hội xây dựng 2 dự án mẫu: về chăn nuôi lợn an toàn sinh học và sản xuất rau ứng dụng các chế phẩm sinh học và tiêu thụ theo chuỗi giá trị; Hội Nông dân các tỉnh, thành phố đã phối hợp với các Sở Khoa học và Công nghệ, các nhà khoa học, các tổ chức kinh doanh nông nghiệp kết hợp giữa tuyên truyền với xây dựng mô hình trình diễn tại cơ sở đã đem lại hiệu quả rất cao, đó là:Thông qua xây dựng mô hình đã giúp cho nông dân mắt thấy, tai nghe, tay làm và có ghi chép đầy đủ; thông qua mô hình trình diễn đã tạo điều kiện cho nhiều lượt người tham quan, học tập, tạo niềm tin cho nông dân. Kết quả của 56 tỉnh thành Hội trong năm 2019 đã xây dựng được 2.475 mô hình với tổng kinh phí 21.274 triệu đồng với nhiều loại mô hình khác nhau như mô hình sản xuất lúa Hữu cơ, trồng rau thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap và theo hướng Organic; mô hình nuôi cá sông trong ao tại tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, nuôi tôm trong bể nổiở một số tỉnh Nam Trung bộ có nhiều tỉnh đầu tư tư hàng tỷ đồng đặc biệt là các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao; Chương trình Nông thôn miền núi năm 2019 các tỉnh đã tổ chức triển khai và thực hiện các dự án ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ cho nông dân; trong đó nhiều tỉnh dự án được hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của địa phương. Thông qua các dự án này có nhiều mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến, phù hợp vào các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản tại các địa bàn nông thôn, miền núi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường trong và ngoài nước, từng bước hình thành thị trường công nghệ và dịch vụ ở nông thôn, tạo đà cho việc ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, miền núi theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tính đến hết năm 2019 trong 57 tỉnh báo cáo đã có trên 140 dự án được triển khai với tổng kinh phí 33.390 triệu đồng. Qua một năm thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động giữa Hội Nông dân Việt Nam với Bộ Khoa học và Công nghệ đã thúc đẩy mạnh mẽ công tác Hội và phong trào nông dân, tạo sự chuyển biến tích cực về mọi mặt, thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ, góp phần tích cực vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước năm 2019; đồng thời góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Hội và khả năng nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ làm công tác Hội và phong trào nông dân. Việc thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động giữa Hội Nông dân Việt Nam với Bộ Khoa học và Công nghệ đã đem lại hiệu quả kinh tế một cách rõ rệt cho hội viên, các gia đình nông dân được tham gia trực tiếp các dự án ở cả 63 tỉnh, thành phố và đã xuất hiện nhiều mô hình nông dân làm giàu. Các tiến bộ khoa học và công nghệ được ứng dụng, chuyển giao đã tạo ra các sản phẩm nông sản hàng hóa chất lượng sạch, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người nông dân. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất cho nông dân đã làm thay đổi cơ cấu sản xuất trong vùng; các lớp tập huấn về khoa học công nghệ nói chung đã có sức lan tỏa và làm thay đổi nhận thức, nâng cao kiến thức của cán bộ, hội viên nông dân về vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ trong phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới; từng bước thay đổi tư duy, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, nông dân đã mạnh dạn ứng dụng, đầu tư công nghệ mới nhất là trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản hàng hóa; nông dân đã biết liên kết chặt chẽ với các tổ chức, cá nhân làm khoa học công nghệ, nâng cao được trình độ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, góp phần vào việc phát triển sản xuất bền vũng, nâng cao thu nhập và mức sống cho nông dân; từng bước nâng cao hàm lượng khoa học và công nghệ trong sản phẩm Ocop của các địa phương, tạo chuyển biến tích cực.Thông qua các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp cho việc ban hành văn bản, tổng hợp báo cáo hàng quý, hàng năm được triển khai nhanh chóng và hiệu quả.