00:00 Số lượt truy cập: 2667412

Một số kinh nghiệm áp dụng khoa học công nghệ trong quy hoạch hệ thống thủy lợi nội đồng trên thế giới 

Được đăng : 12/04/2018
Việc ứng dụng khoa học công nghệ thủy lợi tiên tiến được biết đến như một cuộc cách mạng hiện đại hóa thủy lợi. Hệ thống thủy lợị hiện đại không chỉ đảm bảo cung cấp dịch vụ tưới tốt cho sản xuất nông nghiệp, mà còn đáp ứng các mục tiêu bảo vệ môi trường, phân phối nước an toàn và vận hành một cách kinh tế.

Ở một số nước phát triển, một công trình thủy lợi được gọi là hiện đại phải đáp ứng dụng cả về yêu cầy kỹ thuật và quản lý. Về mặt kỹ thuật, công trình phải bền vững, có độ an toàn cao, có tính thẩm mỹ về kiến trúc và có tác động tốt đối với môi trường sinh thái xung quanh. Đồng thời phải có hệ thống giám sát định hướng các thông số kỹ thuật, vận hành của hệ thống thủy lợi và tiện lợi cho người sử dụng, giảm thiểu tối thiểu sức lao động vận hành công trình. Về mặt quản lý, công trình phải có chủ thể quản lý đựơc tổ chức khoa học, có thể chế quản lý tốt, có mối quan hệ chặt chẽ trong hệ thống quan hệ quốc gia và là một doanh nghiệp tự hạch toán. Chủ thể quản lý phải được trang bị đủ thiết bị và phương tiện quản lý vận hành, phải có đủ năng lực, có kiến thức quản lý tốt và làm chủ được các trang thiết bị quản lý vận hành công trình.

Nhật Bản đã kinh qua nhiều giai đoạn phát triển nông nghiệp với cấu trúc đồng ruộng khác nhau. Sau Đại chiến thế giới thứ II, cùng với sự phát triển của cơ giới các chương trình kiến thiết lại đồng ruộng được tiến hành. Việc dồn ô đổi thửa diễn ra thuận lợi thông qua các dự án kiến thiết lại đồng ruộng. Vào thời kỳ mỗi cánh đồng kích thước 200 x 600 m có đường nội đồng cho xe cơ giới 3 – 5m. Ngày nay ở Nhật Bản diện tích mỗi ô ruộng có đường  cho xe cơ giới và kênh tưới  và kênh tiêu riêng biệt rộng xáp xỉ 1 ha, kênh tưới và kênh tiêu cấp và tiêu thoát nước trực tiếp cho các thửa ruộng có quy mô lớn hơn cũng đã được áp dụng dựa trên chính sách mới để cải thiện năng suất lao động. Tuy nhiên, sau một thời gian kiên cố hóa kênh mương, nhiều nhà môi trường học đang yêu cầu trả lại hệ thống kênh đất như trước đây vì sư suy giảm nghiêm trọng  các loài thủy sản.

Trung Quốc đa thông qua các dự án kiến thiết lại đồng ruộng. Các thửa ruộng được xây dựng  lại có kích thước 0,2 ha (100 x 30m) và 0,20 ha (80 x 25m). Các thửa ruộng được tưới tiêu tách biệt với hệ thống kênh mặt ruộng cấp và thoát nước cho mỗi thửa. Từ năm1990, Trung Quốc đã tiến hành hiện đại hóa hàng loạt hệ thống thủy lợi theo hướng kiên cố hóa kênh mương, xây dựng và nang cấp hệ thống điều tiết nước và các thiết bị quan trắc, cải tổ tổ chức quản lý các hệ thống.

Ở Hàn Quốc, một trong những mục tiêu gần đây của chương trình kiến thiết lại đồng ruộng là đa dạng hóa cây trồng và hệ thống canh tác lúa đàu tư thấp, hiệu quả cao. Các chương trình kiến thiết đồng ruộng  tạo cơ giới hóa canh tác, hoàn thiện cơ cấu vùng nông thôn và hợp lý hóa việc quản lý trang trại được thực hiện thông qua các dự án như điều chỉnh lại ruộng đất, xây dựng đường nông thôn, hệ thống tưới tiêu. Tiêu chuẩn thiết kế đồng ruộng được áp dụng từ năm 1980 đến nay là diện tích thửa 0,2 – 0,5 ha, chiều rộng đường bờ vùng, bờ thửa  2,5 – 2,7 m.

Ở Thái Lan, hệ thống kênh nội đồng được xây dựng cách nhau 400 – 500m, vuông góc với kênh dẫn, với chiều dài 1 -2 km. Một số công trình chia nước, công điều tiết được xây được không có hệ thống tiêu nước mặt ruộng. Việc nâng cao thâm canh đa dạng hóa cây trồng đòi hỏi hoàn thiện hơn công tác quản lý phân phối nước. Năm 1970 chương trình kiến thiết củng cố đồng ruộng  được xâm nhập vào Thái Lan. Trong chương trình phát triển theo chiều rộng không phải san lại ruộng. Công trình kênh tưới, tiêu và đường canh tác chỉ được xây dựng dọc theo bờ của thửa ruộng sao cho việc tiếp xúc của chúng với bờ thửa ruộng một cách thích hợp. Trong chương trình phát triển theo chiều sâu, các công việc điều chỉnh ở thửa liên quan đến điều chỉnh vị trí thửa ruộng, san đất, xây dựng kênh tưới tiêu và đường canh tác được thực hiện sao cho mỗi thửa ruộng đều tiếp xúc với kênh tưới, kênh tiêu và đường. Hiện nay chương trình phát triển theo chiều rộng ở Thái lan dường như phù hợp hơn vì vốn đầu tư có hạn./.

Hương Chu