Quảng Trị xác định cây cao su tiểu điền là cây xóa đói giảm nghèo
Xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị là vùng đồng chiêm trũng, độc canh cây lúa, sản phẩm của nông dân nơi đây làm ra chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi, thu nhập bình quân đầu người người thấp. Là Hội viên nông dân xã Vĩnh Lâm, ông Ông Lê Phước Bình không cam chịu đói nghèo luôn luôn tìm tòi, sáng tạo, năng động dám nghĩ dám làm mạnh dạn trong phát triển kinh tế vườn đồi. Thực hiện chủ trương của huyện Vĩnh Linh phát triển kinh tế lên vùng gò đồi phía Tây của huyện nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế đất đai, gia đình ông được sự hỗ trợ của chính quyền, của Hội Nông dân, được tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng CSXH để xây dựng mô hình. Bản thân ông được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng, các chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi. Tích lũy kiến thức, đúc rút kinh nghiệ từ thực tiến sản xuất, ông đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình trồng rừng kết hợp chăn nuôi và xen vụ cây ngắn ngày..
Ông đã mạnh dạn đầu tư trồng rừng, lập trang trại chăn nuôi. Quá trình sản xuất ông nhận thấy điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu nơi mình sinh sống phù hợp với đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây cao su và cây lấy gỗ. Ban đầu, ông đã thuê lao động nhàn rỗi tại địa phương khai phá được trên 10 ha đồi trọc đầu tư trồng 05 ha cao su, trồng 05 ha rừng tràm lấy gỗ. Sau 05 năm lấy ngắn nuôi dài, 2 vợ chồng cần mẫn vượt bao gian khó tưởng chừng phải buông tay. Những tháng ngày vất vả, dãi nắng dầm mưa, nhưng được sự động viên của gia đình, bạn bè thôi thúc ông và gia đình cố vắng vượt qua, vươn lên chiến thắng đói nghèo. Kết quả ngay đợt thu hoạch đầu tiên, rừng tràm cho thu nhập cao hơn gấp 5-6 lần so với các loại cây như sắn, ngô mà ông trồng trước đây.
Khi tỉnh Quảng Trị xác định cây cao su tiểu điền là cây xóa đói giảm nghèo; cây lấy gỗ phủ xanh đất trống đồi trọc là nguyên liệu đầu vào cho nhà máy ván ép của tỉnh nhà. Có định hướng đi đúng ông tiếp tục thuê nhân công mở rộng diện tích trồng tràm lên 50 ha. Cây cao su cũng đã cho thu nhập góp phần ổn định kinh tế gia đình, nuôi con ăn học, ông đã mở rộng thêm diện tích gieo trồng, đầu tư xây dựng lán trại, cây giống. Nhờ áp dụng thêm những kinh nghiệm, kỹ thuật được tập huấn, mô hình trồng tràm đạt năng suất cao. Năm 2017 với 50 ha rừng, trừ các chi phí ban đầu, gia đình thu lãi trên 500 triệu đồng. Từ hiệu quả mô hình đem lại, ông đã hướng dẫn, vận động nhiều hộ tham gia làm theo. Đến nay đã thành lập được tổ nghề nghiệp cùng nhóm sở thích tràm với nhiều hộ tham gia.
Trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương, ông luôn là người tiên phong, đi đầu. Thực hiện chủ trương cứng hóa đường giao thông nông thôn và chuẩn hóa khuôn viên nhà văn hóa. Ông đã huy động máy móc cùng bà con đóng góp ngày công lao động, tham gia đào đắp, nạo vét, xây dựng hơn 20 km đường giao thông nông thôn, hàng chục km kênh mương nội đồng. Ông tận dụng những diện tích còn lại xây dựng hệ thống chuồng trại khoa học, đảm bảo vệ sinh để chăn nuôi bò, lợn và gà thả vườn. Nhờ đó, hiệu quả kinh tế ngày càng cao, trung bình tổng thu nhập của gia đình anh đạt trên 500 triệu đồng/năm. Nhờ áp dụng mô hình trồng rừng, chăn nuôi, hoạt động xây dựng đã mang lại doanh thu cho gia đình mỗi năm trên 50 tỷ đồng, trừ chi phí cho lãi trên 1,5 tỷ đồng; thường xuyên giải quyết việc làm cho 25 - 40 lao động địa phương với mức thu nhập 6-10 triệu đồng/người/tháng.
Không chỉ mải mê với việc phát triển kinh tế, bản thân ông còn tích cực tham gia công tác xã hội tại địa phương. Mặc dù luôn bận rộn với công việc sản xuất, kinh doanh, nhưng với tấm lòng nhân ái cùng phương châm sống “hạnh phúc là được sẻ chia”, ông giành nhiều thời gian, vật chất, công sức để tổ chức và tham gia các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh có thêm nghị lực, điều kiện vươn lên trong cuộc sống, xây dựng tương lai tốt đẹp hơn. Có nhiều chương trình từ thiện, hướng tới nhiều đối tượng như hỗ trợ học phí cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi; hỗ trợ tiền mặt, quần áo, thực phẩm cho đồng bào bị lũ lụt; tặng quà Tết cho các hộ nghèo. Hỗ trợ các hoạt động của Hội Nông dân các cấp như văn nghệ, bóng chuyền, Hội thi Nhà nông đua tài. Không chỉ làm giàu cho gia đình, bản thân còn thường xuyên giúp đỡ các hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo và làm giàu thông qua việc ủng hộ tiền mua bò vàng sinh sản tặng hội viên nông dân nghèo, hỗ trợ vốn cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, vốn sản xuất. Phối hợp với Câu lạc bộ doanh nghiệp tặng 02 căn nhà cho hộ nghèo trị giá 100 triệu đồng. Khi dịch Covid - 19 xảy ra ông đã hỗ trợ bà con vùng gặp khó khăn 20 triệu đồng, và tặng quà vào dịp ngày vì người nghèo cho bà con trên địa bàn.
Với những đóng góp và thành tích đã đạt được, ông Bình nhiều năm liền được các cấp chính quyền, đoàn thể, Hội Nông dân các cấp vinh danh, tặng nhiều giấy khen, bằng khen. Điều vinh dự nhất với ông Bình và gia đình là được tham dự Đại hội thi đua yêu nước lần thứ V do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức nhan dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội(14/10/1930-14/10/2020)
Trường Giang