Ông là Lâm Hồng Thái - ấp Thào Lạng – xã Vĩnh Trạch – thành phố Bạc Liêu -Ủy viên Ban Thường vụ Hội nông dân xã Vĩnh Trạch
Xã Vĩnh Trạch thành phố Bạc Liêu, nông dân sản xuất chủ yếu là Nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi; kinh tế thế mạnh của xã là nuôi tôm sú, tôm thẻ công nghiệp và bán công nghiệp. Điều kiện thực tế về kết cấu hạ tầng, thủy lợi, thủy nông nội đồng được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư, từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân sản xuất. Nhất là từ khi có chủ trương xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới được quan tâm đầu tư ngày càng đồng bộ hơn, nông dân rất phấn khởi và ra sức thi đua sản xuất để phát triển kinh tế gia đình, xây dựng quê hương.
Vốn xuất thân tầng lớp nông dân, diện tích đất sản xuất tương đối nhưng không nhiều (Tổng diện tích đất sản xuất của trang trại: 08 ha, trong đó đất nuôi tôm là 6,6 ha, đất vườn 01 ha, đất lúa 0,4 ha), bản thân trình độ học vấn còn thấp nhưng với tính chịu thương chịu khó, cần cù lao động sáng tạo của một người nông dân thực thụ, bản thân và gia đình luôn cố gắng làm ăn, quyết tâm vượt khó vươn lên thoát nghèo làm giàu chính đáng.
Phát huy hết diện tích đất sản xuất của gia đình, để làm mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp: tôm sú, thẻ chân trắng, cá sấu, heo giống và heo thịt, gà, vịt, ngỗng, trồng lúa và hoa màu,… và hiện nay đang thực hiện mô hình nuôi chim yến; bản thân tìm tòi nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất từ người thân, bạn bè, trên sách, báo, đài và các buổi tập huấn, hội thảo do Hội Nông dân tổ chức. Từ đó đã giúp cho bản thân có những kiến thức bổ ích áp dụng vào sản xuất của gia đình và đã mang lại nhiều hiệu quả đáng phấn khởi.
Ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất
- Đối với trồng màu: Tìm hiểu sâu về các đối tượng và chọn đối tượng trồng sao cho phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương cũng như giá cả, thị hiếu của thị trường sao cho hiệu suất sử dụng đất cao, mang lại hiệu quả, lợi nhuận cao cho gia đình (trồng mãng cầu ta).
- Đối với mô hình nuôi tôm: ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ quạt nước bằng hệ thống quạt nhím năng cao hiệu quả vào sản xuất cũng như mạnh dạn chuyển đổi đối tượng nuôi từ tôm sú sang tôm thẻ chân trắng trong tình hình dịch bệnh như hiện nay.
- Đối với chăn nuôi: Chọn các giống gà, vịt, ngỗng cũng như giống cá sấu đảm bảo chất lượng; đầu tư vào chuồng trại sao cho đạt tiêu chuẩn khuyến cáo của ngành chức năng từ đó phòng tránh dịch bệnh hiệu quả, mang lại năng suất trong chăn nuôi.
Đối với các mô hình trên, ngoài chất lượng con giống cũng như ao, chuồng trại chăn nuôi, trồng trọt thì lựa chọn thức ăn, phân bón, thuốc, hóa chất sao cho đạt chuẩn, đảm bảo chất lượng cũng là khâu quan trọng. Do vậy, gia đình ông luôn biết quan tâm đến vấn đề đó và hợp đồng với các cửa hàng thức ăn, phân bón có uy tín trong vùng, một mặt góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, một mặt đảm bảo cho sản xuất của trang trại.
Với 6,6 ha đất nuôi tôm, những năm gần đây do nuôi Tôm sú dịch bệnh, rủi ro xảy ra liên tục, ông mạnh dạn chuyển sang nuôi Tôm Thẻ chân trắng và đã mang lại hiệu quả: năng xuất đạt 05 tấn/ha, trừ chi phí còn lợi nhuận trên 900 triệu đồng. Bên cạnh đó, gia đình còn chăn nuôi gà, vịt, ngỗng, trồng lúa, hoa màu, cây ăn trái để cải thiện kinh tế: trừ chi phí lợi nhuận trên 150 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình còn mở cửa hàng cung cấp thức ăn thủy sản cho bà con nông dân nuôi tôm trong vùng, xây dựng nhà nuôi chim yến (bước đầu cho thu hoạch) lợi nhuận thu được là 150 triệu đồng/năm, như vậy tổng lợi nhuận bình quân của gia đình ông hàng năm là 1,2 tỷ đồng, trong đó cụ thể:
- Thu từ trồng trọt: 100 triệu đồng/năm.
- Thu từ ao, hồ, đầm: 900 triệu đồng/năm.
- Thu từ chăn nuôi gia súc, gia cầm: 50 triệu đồng/năm.
- Thu từ ngành nghề khác: 150 triệu đồng/năm.
Với tình hình phát triển của trang trại như vậy, đời sống của gia đình ngày một khấm khá, có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội cũng như đóng góp vào xây dựng quê hương, xây dựng đất nước, hưởng ứng vào chủ trương xây dựng Nông thôn mới của Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Hiện nay trang trại gia đình ông đã tạo việc làm ổn định cho 06 lao động thường xuyên với mức lương từ 3 triệu - 4,5 triệu đồng/người/tháng tùy theo công việc được phân công, từ đó cũng góp phần tạo việc làm cho lao động tại địa phương. Bên cạnh đó, gia đình cũng thường xuyên quan tâm giúp đỡ những hộ nghèo, cận nghèo ở xã, bằng nhiều hình thức như: tạo việc làm, hỗ trợ vốn, phương tiện phục vụ sản xuất, chia sẽ kinh nghiệm, hướng dẫn cách làm ăn đã giúp đỡ cho 25 hộ nghèo, cận nghèo có phương hướng làm ăn vươn lên thoát nghèo bền vững.
Kinh tế gia đình làm ăn thuận lợi, làm cho không khí gia đình được vui tươi, phấn khởi; từ đó hàng năm gia đình có điều kiện tham gia các phong trào ở địa phương: hưởng ứng tham gia xây dựng Nông thôn mới bằng cách đóng góp Quỹ xây dựng cầu, đường nông thôn, Quỹ An sinh xã hội với số tiền trên 10 triệu đồng/năm, tích cực tham gia phong trào Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa và vận động bà con ở địa phương thực hiện tốt nếp sống văn hóa khu dân cư. Đặc biệt là tích cực tham gia vào các hoạt động của Hội Nông dân ở địa phương góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.Ông và gia đình đã được tặng nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội.
Văn Khôi