Đặc biệt, chất lượng và hiệu quả phong trào ngày càng được nâng cao, xuất hiện nhiều hộ có quy mô sản xuất lớn, tạo việc làm cho hàng trăm lao động. Trong 10 năm, số hộ có mức thu nhập hàng năm trên 200 triệu đồng tăng gấp 2 lần, số hộ có mức thu nhập trên 1 tỷ, tăng gấp 3 lần.
Mô hình trồng dưa lưới áp dụng khoa học công nghệ của anh Hoàng Văn Hướng ở xã Diễn Thành, huyện Diễn Châuhiện đang phát triển nhanh và cho năng suất rất cao. Khởi nghiệp với nhiều khó khăn, nhất là năm 2015, cơn bão số 12 đổ bộ vào xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu đã đánh sập hoàn toàn mô hình nhà dàn dưa lưới của anh, ước tính thiệt hại lên tới hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, không nản chí, anh tiếp tục cố gắng xây dựng lại từ đầu. Đầu năm 2018, anh đã được UBND Xã Diễn Phúc cho thuê mảnh đất ruộng rộng 200 ha để làm nông nghiệp, tiếp tục trồng dưa lưới, lạc, ngô và các loại rau củ quả. Đến nay mô hình đã phát triển mạnh. Sản phẩm cây ăn quả của anh được đánh giá rất cao, nhiều thương lái từ khắp mọi nơi đổ về thu mua sản phẩm. Uớc tính hàng năm, sau khi trừ vốn và các chi phí, anh được lãi hàng trăm triệu đồng. Tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 9 lao động.
Anh Lang Văn Tuấn ở xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ đã tập trung phát triển xây dựng mô hình kinh tế chăn nuôi và trồng trọt, tận dụng lợi thế về tiềm năng đất đai của địa phương để mở rộng quy mô. Anh đã đầu tư 300 triệu đồng xây dựng mô hình trang trại gà, trang trại lợn sinh sản kết hợp với trồng rừng. Nhờ sự quyết đoán, dám làm, dám chịu và thành công đã đến với người thanh niên giàu ý chí nghị lực này. Mỗi năm trang trại của gia đình xuất bán 3.000 con gà thương phẩm, và hơn 600 con lợn giống, mang về nguồn thu trên 800 triệu đồng, trừ chi phí lãi ròng từ 300 đến 400 triệu đồng mỗi năm.
Ông Phan Đình Đường ở xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chươnglà một trong nhiều người sống bằng nghề sản xuất và chế biến chè trên địa bàn huyện, vừa góp phần nâng cao thu nhập vừa tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân. Ông đã đầu tư hơn 8 tỷ đồng để xây dựng dây chuyền chế biến chè xanh. Do có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên sản phẩm của cơ sở ông không chỉ có mặt ở các nước Đông Âu mà còn được các thị trường khó tính như Trung Quốc, Đài Loan ưa chuộng với doanh thu hàng tỷ đồng/năm.
Ngoài ra, tỉnh Nghệ An còn có nhiều nông dân đã được tặng danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc. Tiêu biểu như ông Đặng Anh Tuấn ở xã Xuân Sơn, huyện Đô Lương với trang trại chăn nuôi lợn kết hợp trồng trọt, tổng doanh thu đạt 15 tỷ đồng/năm, sau khi trừ chi phí lãi ròng khoảng 1 tỷ đồng/năm. Ngoài ra trang trại còn tạo việc làm cho 14 lao động thường xuyên và hàng ngàn công lao động thời vụ.
Mô hình của gia đình ông Trương Đình Thống ở xã Nghĩa Long, huyện Nghĩa ĐànNuôi lợn thịt siêu nạc 1.000-1.200 con/năm kết hợp trồng cam, quýt với diện tích 5 năm; trồng 10 ha keo, bạch đàn và 3 ha diện tích hồ đập nuôi cá. Doanh thu hàng năm đạt 3 tỷ đồng, lợi nhuận 1 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân trên 27 triệu đồng/khẩu/tháng. Ngoài ra ông còn đóng góp ngân sách nhà nước và các loại quỹ địa phương 20 triệu đồng/năm. Tạo việc làm cho 15-20 lao động thời vụ và 10 thường xuyên./.
Thu Thủy