Ông tên là Hùng Ky. Sinh năm: 1969. Dân tộc: Chăm. Tôn giáo: Bà Ni
Là hội viên nông dân Thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Mô hình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp
1. Về Hoạt động sản xuất nông nghiệp: Măng Tây xanh
- Loại sản phẩm:
Gia đình ông có 2,5 ha đất sản xuất, do điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi cho việc tưới tiêu, ông chủ động đầu tư02 môtor bơm nước 2 mã lực, 02 giếng đào, 03 giếng khoan phục vụ sản xuất và sinh hoạt, các dụng cụ phục vụ sản xuất.
Ban đầu ông trồng các loại hoa màu củ quả, cụ thể các loại cây trồng như: đậu phộng, cà chua, hành lá, cải đỏ, cải trắng, …..
Nhận thấy cây Măng tây xanh là loại cây thích nghi với loại đất bồi xa và đất cát ở địa phương, đồng thời chính quyền địa phương xác định nông nghiệp là ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh nhất là đối với các loại cây trồng vật nuôi đặc thù nên tổ chức khảo sát lập Đề án phát triển Măng tây xanh Tuấn Tú để mở rộng đầu tư theo hướng hình thành vùng sản xuất chuyên canh mà lực là cây măng tây xanh. Do đó, gia đình Ông mạnh dạng đầu tư trồng 02 ha măng tây xanh giống Hà Lan. Ông còn mạnh dạn ứng dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất của gia đình như: ứng dụng các công nghệ tưới nước tiết kiệm, công nghệ tưới nước thông minh, các giải pháp sử dụng chất giữ ẩm, dinh dưỡng cho đất, phân bón thuốc hữu cơ sinh học… mang lại hiệu quả cao và xây dựng thành các mô hình sản xuất để hướng dẫn, vận động bà con nông dân ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chuyển dần canh tác nông nghiệp thuần túy sang nông nghiệp công nghệ cao, thân thiện mới môi trường và phát triển bền vững. Sau từ 4 - 5 tháng chăm sóc theo hướng dẫn quy trình kỹ thuật đã tập huấn cây măng cho thu hoạch măng thương phẩm năng suất 24 tấn/1 ha/năm và cho thu nhập ổn định. Từ đó Ông tích cực tuyên truyền, giúp đỡ hướng dẫn về giống, kỹ thuật trồng chăm sóc cây măng tây những hộ lân cận thực hiện mô hình trồng măng tây xanh giống Hà Lan cho thu nhập cao.
Nhận thấy cần phải liên kết trong sản xuất và ổn định tiêu thụ sản phẩm măng tây cho bản thân và bà con nông dân theo hướng hình thành chuỗi liên kết từ cung ứng vật tư đầu vào sản phẩm đầu ra, Ông đã tích cực vận động các hộ thành lập “Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Tuấn Tú”. Từ đây, với vai trò là giám đốc HTX, Ông cùng các thành viên đã tổ chức vận hành hiệu quả các hoạt của HTX mà trọng tâm là hướng dẫn, điều hành tổ chức sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên HTX theo hướng thống nhất từ khâu chọn giống, phân bón, tập huấn kỹ thuật chăm sóc, sử dụng thuốc BVTV, phòng trừ dịch bệnh và nhất là đã làm việc, liên kết với 01 doanh nghiệp là “Trang trại nông nghiệp hữu cơ Tiên Tiến” tiêu thụ ồn định sản phẩm Măng tây cho các thành viên HTX với doanh thu bình quân 4,3 tỷ đồng /năm, giải quyết việc làm ổn định cho gần 200 lao động thường xuyên ở các hộ thành viên HTX. Các thành viên trong HTX đã có thu nhập cao từ sản xuất cây măng tây xanh. Từ đây nhiều hộ thành viên HTX và người dân địa phương đã có thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.
Hàng năm gia đình ông thu từ trồng trọt 2,4 tỷ đồng, lợi nhuận thu được sau khi trừ chi phí là1,32 tỷ đồng.
Thu từ bò sinh sản 20 con; diện tích trồng cỏ 0,5 ha
- Thu nhập/năm: 320 triệu đồng/năm
- Lợi nhuận: 160 triệu đồng/năm
Thu nhập bình quân của người lao động: 4,5 triệu đồng/tháng
Về Hoạt động kinh doanh, dịch vụ:
Ông thành lập Công ty Hồng Giang Yến và đã đầu tư hơn 700 triệu đồng để làm nhà sơ chế sản xuất tổ yến;
-Tổng thu nhập/ năm: Mỗi năm thu mua bình quân khoảng 1,2 tỷ,
- Lợi nhuận sau khi trừ chi phí khoảng 500 triệu đồng/năm,
Thu nhập: (đã trừ chi phí)/năm đạt: từ 396 triệu đồng trở lên/khẩu/năm.
Bản thân tích cực tham gia các phong trào do địa phương và Hội nông dân phát động; Có ý thức xây dựng tổ chức Hội Nông dân; tích cực đóng góp xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân, quỹ xây dựng Hội.... Tuyên truyền vận động nông dân tự nguyện vào tổ chức Hội ; Tham gia nhiệt tình trong các phong trào xây dựng nông thôn mới. Hàng năm gia đình ông tham gia đóng góp cho địa phương hơn 20 triệu đồng. Đồng thời hàng năm gia đình Ông còn tạo điều kiện giúp đỡ cho 20 hộ nông dân nghèo tại địa phương bằng cách cho mượn vốn không tính lãi để đầu tư sản xuất, vươn lên ổn định cuộc sống; tặng trên 10 phần quà/năm cho con em học sinh nghèo tại địa phương (200.000 đồng/phần).
Qua mô hình sản xuất của bản thân và hiệu quả các hoạt động điều hành sản xuất của HTX đã mở rộng vùng sản xuất chuyên canh của tỉnh hình thành mô hình sản xuất tập trung cánh đồng lớn măng tây xanh và hình thành mô hình liên kết trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông sản, tuyên truyền bà con nông dân đoàn kết tương trợ giúp nhau giảm nghèo, trao đổi với nhau những mô hình, những sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình sản xuất nông nghiệp để cùng nhau vươn lên cùng làm giàu; cùng phát triển nông nghiệp và đẩy mạnh phong trào sản xuất cây trồng chủ lực tại vùng Rau an toàn xã An Hải; Phát triển thêm các mô hình chăn nuôi với các đối tượng mới mang lại hiệu quả cao. Từ đây khai thác hiệu quả tài nguyên, lao động ở địa phương góp phần thúc đẩy phát triển nền sản xuất nông nghiệp xã nhà, chương trình xóa đói giảm nghèo và hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Văn Khôi