Đến thăm trang trại và xưởng sản xuất chế biến đóng gói sầu riêng của anh Phan Văn Dược ở thôn Phước Trung, xã Phước Lộc, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng. Nhìn cơ ngơi khang trang, tấp nập người làm ai cũng không hình dung được những ngày đầu khởi nghiệp của anh. Cách đây hơn 20 năm, anh từ tỉnh Thái Bình lặn lội vào vùng đất Lâm Đồng với mong muốn lập nghiệp, thấy vùng đất Đạ Huoai là nơi có nước nhiều nên anh đã chọn vùng đất này để bắt đầu xây dựng cơ nghiệp.
Về với làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, chúng tôi như lạc giữa cánh đồng ngập tràn hoa và cây cảnh, đua nhau khoe hương, khoe sắc. Hiện có đến 80% số hộ dân trong xã Phù Đổng theo nghề trồng hoaa, cây cảnh với thu nhập ổn định. Đặt chân đến làng, hỏi thăm ông Nguyễn Bá Ngơi thì cả làng từ già trẻ, gái trai đều rõ. Họ gọi ông với cái tên thân mật “bác Ngơi” bởi lẽ ông tiên phong mang nghề về cho Phù Đổng, giúp cho hàng nghìn hộ dân của xã Phù Đổng thoát nghèo, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp; được nhân dân trong xã tôn vinh là hộ sản xuất có mô hình kinh doanh giỏi, góp phần xây dựng xã Phù Đổng vững mạnh, đoàn kết.
Bắt đầu khởi nghiệp từ năm 2010, chỉ với 2 sào đất nông nghiệp, sau nhiều năm đam mê, gắn bó, chịu khó học hỏi và ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất; đến nay, anh đã có 3 trang trại chăn nuôi lợn, gà khép kín với quy mô 60.000 con gà thả vườn, 120 lợn nái và 1500 lợn thịt. Đó là nông dân Ngô Việt Tiến ở ấp Thanh Bình, xã Thanh Lương, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước.
Từ bỏ công việc ổn định mà nhiều người mơ ước, chị Nguyễn Thị Trâm sinh năm 1990 (xã Minh Tân, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh) đã lựa chọn khởi nghiệp với mô hình sản xuất nông sản sạch theo hướng công nghệ cao. Để sau hơn 10 năm nỗ lực, chị đã ghi danh mình vào danh sách một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022.
Từ niềm đam mê và khát khao vươn lên làm giàu chính đáng, anh Lê Minh Sang (xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) đã trở thành một trong những gương mặt nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022.
Tốt nghiệp THPT, như bao cô gái trẻ khác tìm hướng đi cho riêng mình, chị Đỗ Thị Mỹ Thơm (xã Đak Ta Ley, huyện Mang Yang, Gia Lai) rời quê ra thành phố Đà Nẵng học nghề may. Sau khi có nghề chị quay trở về quê nhà và xin làm cho một cơ sở may mặc, được vài năm thấy cuộc sống vẫn khó khăn vì thu nhập không cao chị quyết định bỏ về nhà làm rẫy phụ giúp ba mẹ.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, anh Nguyễn Hữu Sơn, hội viên Chi hội nông dân ấp Mỹ An, xã Long Mỹ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre ý thức được có cố gắng lao động, làm việc cần cù thì mới vượt qua cái nghèo. Hiện tại, vợ chồng anh đang sống với mẹ già và 02 con nhỏ đang tuổi ăn, tuổi học.
Sinh ra và lớn lên ở thủ phủ của nghề nuôi tôm xứ Bạc Liêu, bà Nguyễn Thanh Thủy(sinh năm 1966) ngụ xã Điền Hải, huyện Đông Hải đã có thâm niên hơn 2 chục năm gắn bó với những ao, vuông tôm. Cho đến nay, thương hiệu doanh nghiệp Thanh Thủy đã tạo được vị thế vững chắc trong ngành nuôi tôm công nghệ cao của vùng.