Anh Ngô Văn Châu là điển hình làm kinh tế giỏi của xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị. Từ một hộ khó khăn anh đã vươn lên làm giàu bằng mô hình trang trại tổng hợp, mỗi năm thu nhập trên trăm triệu đồng. Không chỉ giỏi làm kinh tế, anh Châu còn là một đảng viên mẫu mực, một Chủ tịch Hội Nông dân hết lòng vì công việc, đem lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương.
Nói đến chị Mã Thị Lý, Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, người dân nơi đây ai ai cũng biết đến chị, bởi chị là người đã gắn bó với hội viên gần 15 năm nay. Với cương vị Chủ tịch Hội, chị đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau XĐGN; khẳng định vai trò nòng cốt của tổ chức Hội trong các phong trào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Những năm gần đây, phong trào phát triển kinh tế theo hướng V.A.C ở huyện Nga Sơn (Thanh Hoá) phát triển mạnh. Trong số những hộ làm kinh tế trang trại có thu nhập cao, chúng tôi thực sự ấn tượng với mô hình trang trại của gia đình anh Ngô Thọ Thanh ở xã Nga Hưng, bởi ngoài những cây con truyền thống anh còn có hướng “đột phá” trong đối tượng con nuôi.
Cách đây 5 năm, gia đình chị Hoàng Thị Ngư, bản Khuổi Vèng, thuộc diện hộ nghèo của xã Vĩnh Yên (Bảo Yên- Lào Cai).
Nếu là nông dân nuôi tôm sú, muốn làm giàu thì nên một lần đến tham quan mô hình nuôi tôm sú công nghiệp của ông Bảy Khiếm (Lâm Văn Khiếm), tổ trưởng tổ hợp tác nuôi tôm công nghiệp ấp Tân Long, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi (Cà Mau).
Chỉ với 7 quả trứng gà rừng vô tình tìm thấy được trong một lần phát cỏ dại, qua hơn 7 năm thuần dưỡng và nhân giống, anh Phạm Văn Hà (xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đã cho nhân thành công giống gà rừng, cho doanh thu hàng trăm triệu đồng.
Khởi nghiệp nghề nuôi ba ba với 2 triệu đồng làm vốn, đến nay đã sở hữu ao ba ba trị giá bạc tỷ, với thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng, mô hình nuôi ba ba của gia đình anh Hà Tiến Hùng tổ 28, phường Yên Ninh được coi là thành công nhất, nhì thành phố Yên Bái.
Đó là ông Nguyễn Thế Bảo - Chủ nhiệm HTX Suối Lớn (xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai). Ông Bảo được nhiều người biết đến không chỉ bởi ông là người khai sinh ra HTX Suối Lớn mà HTX này còn là địa chỉ đầu tiên ở Đồng Nai có sản phẩm xoài đạt chứng chỉ VietGap.
Bà con ở thôn 5, xã Triệu Lăng (Triệu Phong - Quảng Trị) vẫn gọi ông Phạm Văn Tụy là “người hảo tâm xứ cát”. Không hảo tâm sao được khi ông bỏ ra gần 200 triệu đồng tiền lãi sau những vụ thu hoạch tôm thẻ chân trắng cho các hộ nghèo trong thôn vay không lấy lãi để đầu tư nuôi tôm. Từ số tiền ông Tụy cho vay, nhiều hộ đã thoát nghèo.
Ấn tượng đầu tiên của tôi về ông “vua cua giống” là đôi mắt sáng và nụ cười thật đẹp trên gương mặt đen bóng của người vùng biển. Tư Khắp không có vẻ gì là tỷ phú, dù thu nhập của ông mỗi năm hơn 15 tỷ đồng.