Một lần được trực tiếp nghe giáo sư Nguyễn Lân Hùng thuyết trình “Nuôi có lãi nhất, không gì bằng nhím, trồng có lãi nhất là cây thanh long”. Ông Nguyễn Văn Thơ ở thôn Bãi Dài, xã An Sinh, Đông Triều (Quảng Ninh) đã để tâm nghiên cứu rồi quyết chí đầu tư lớn, phát triển loại cây, con này.
Không chịu chấp nhận cảnh nghèo khó, quanh năm chỉ bám vào cây lúa, Vũ Văn Tuyến ở thôn Ngoại Trang, xã Thống Nhất (Hưng Hà - Thái Bình) đã đi nhiều nơi để tìm hướng đi mới cho quê hương. Cuối cùng, anh cũng gặt hái được thành công trong việc đưa giống thanh long ruột đỏ về trồng trên đất lúa...
Ông Nguyễn Văn Cường (50 tuổi) ở thôn 5, xã Hòa Phú (TP Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk) là người rất đam mê nghề nuôi thuỷ sản. Trước đây, gia đình chỉ quen nuôi các loại cá thông thường, nhưng thời gian gần đây, ông mạnh dạn nuôi cá lăng đuôi đỏ là loại đặc sản của địa phương và đã cho thu nhập khá.
Được đào tạo và tham dự nhiều lớp tập huấn nuôi trồng thủy sản, vào năm 2001, ông Nguyễn Văn Mừng, ấp 1, xã Mỹ Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An đã nuôi thử 400 con ba ba thịt. Thấy ba ba thích hợp với địa phương và có chiều hướng phát triển tốt; vì vậy, năm 2005, ông Mừng chuyển dần 8.000 m2 đất trồng lúa sang đào 17 ao nuôi ba ba thịt và sản xuất ba ba giống.
Nhiều năm nay, không chỉ người dân xã Thuần Mỹ mà cả huyện Ba Vì (Hà Nội) đều biết đến lão nông Nguyễn Gia Sự (53 tuổi) có thành tích nổi bật trong phát triển kinh tế trang trại. Doanh thu từ trang trại của gia đình ông năm 2009 đạt hơn 3,5 tỷ đồng/năm, trừ chi phí thu lãi khoảng 1,5 tỷ đồng/năm.
Anh Nguyễn Tường An, ấp Xuân Cầu, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An có 2 ha đất áp dụng mô hình V.A.C mỗi năm thu nhập hơn 500 triệu đồng
Nhờ trồng cao su mà trong 2 năm 2008-2009, gia đình ông Cao Xuân Dũng ở thôn Liêm Hoá, xã Trung Hoá, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình có thu nhập 20 triệu đồng/tháng. Năm 2010, thu nhập tăng lên 25 triệu đồng/tháng. Trừ chi phí, gia đình ông lãi khoảng 250 triệu đồng/năm.
Ông Vĩnh gây choáng váng cho giới chơi cây Nam Định khi bán một cây sanh cho bà Lê Hương Vân với giá 200 cây vàng. Thời gian sau, bà này đã bán cho một đại gia với giá 300 cây vàng.
Trên đỉnh núi Thuận Hoan, phóng tầm nhìn ra xa thấy được cả thị trấn Đồng Lê (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình). Gió thổi mát, ông Trần Xuân Tiết (60 tuổi, ở thôn Thuận Hoan, xã Đồng Hoá, huyện Tuyên Hoá) cười nhẹ: "Mát ghê chưa. Hồi đó, tui vừa trèo vừa bò lên tới được đây là mệt muốn chết, không có một ngọn bóng râm, toàn bụi lúp xúp. Bây chừ mới thành được rừng".
Cha mẹ đã lớn tuổi, Trịnh Vũ Ca (sinh năm 1986, Bí thư Chi đoàn ấp Cái Rắn A, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) là lao động chính trong gia đình. Nhà có hơn 1 ha đất, chủ yếu là nuôi tôm nên những vụ thất, cuộc sống gia đình thật chật vật. Đầu năm 2008, Xã đoàn Phú Hưng hỗ trợ cho anh vay 5 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm cho đoàn viên, anh bắt đầu cải tạo ao và thả cá nuôi.