Sinh ra trong gia đình có “truyền thống” trồng quế trên vùng đất Nậm Đét, nơi được là mệnh danh là “thủ phủ” quế của huyện Bắc Hà), tỉnh Lào Cai, từ nhỏ, chàng thanh niên dân tộc Dao - Triệu Phúc Lý đã có tình yêu đặc biệt với cây quế. Tình yêu đó thôi thúc anh học hỏi kinh nghiệm, mạnh dạn đầu tư xưởng quế tại địa phương, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chế biến sâu sản phẩm quế, đưa hương quế Nậm Đét bay xa. Thành công của HTX Chiến Thắng do anh làm giám đốc đã mở hướng đi mới, phù hợp, giúp người dân phát triển kinh tế, nhất là những vùng trồng quế quy mô lớn như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên…
Xuất thân từ một hộ nông dân nghèo, nhưng nhờ bản tính cần cù chịu khó, dám nghĩ, dám làm, đồng thời biết phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, ông Nguyễn Văn Xuất, 59 tuổi thôn Nà Luông, xã Đại Sảo, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã vươn lên thoát nghèo ngay trên chính mảnh đất quê hương.
Nằm giữa thôn Đại Đồng, xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, vườn bưởi Diễn của gia đình ông Vũ Văn Thái lúc nào cũng sai trĩu quả.
Làm giám đốc Hợp tác xã (HTX) rau an toàn Hòa Phát thuộc phường Thới Hòa, phường Thới An, quận Ô Môn, TP.Cần Thơ, nhưng ông Nguyễn Văn Bi (sinh năm 1960), tên thường gọi là ông Tám Bi vẫn giữ phong cách chân chất của một lão nông tri điền một nắng 2 sương.
Nhờ áp dụng mô hình trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá, anh Trần Văn Lạc, ở xã Tân Hưng Đông, H.Cái Nước, Cà Mau thu lãi trên 700 triệu đồng/năm.
Là một xã ven biển tỉnh Quảng Trị, người dân xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong trước đây chỉ biết trông chờ vào nguồn lợi từ biển. Nhưng trong những năm trở lại đây việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, khai thác tốt tiềm năng vùng cát ven biển đã được nhiều hộ dân áp dụng và thành công. Từ một hộ khó khăn, chị Nguyễn Thị Cẩm Mỹ ở thôn 7 đã quyết tâm, tích cực, chịu khó học hỏi để xây dựng thành công mô hình nuôi gà ri trên cát, mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình.
Quyết định bỏ nghề Y, chàng trai Y Pốt Niê ở huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk bắt đầu khởi nghiệp với thương hiệu “Ê đê Café”. Sau 3 năm khởi nghiệp, anh đã thành công mang chính sản phẩm cà phê quê hương mình và cách pha chế độc đáo của đồng bào Êđê ra giới thiệu với người tiêu dùng trong nước và thế giới, giúp giải quyết việc làm cho hàng chục lao động, giúp hàng chục hộ đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao thu nhập từ cây cà phê. Sản phẩm Ê đê Café đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu độc quyền và được công nhận OCOP 4 sao.
Tốt nghiệp PTTH, chị Đỗ Thị Thơm(ở thôn Nhơn Tân, xã Đak Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) rời quê ra thành phố Đà Nẵng để học nghề may. Sau khi học nghề xong chị về quê nhà kiếm sống bằng nghề may đã học được. Rồi cũng chỉ được vài năm, thấy công việc tuy có ổn định nhưng thu nhập không đảm bảo được cuộc sống, chị quyết định bỏ nghề về làm rẫy, nghề truyền thống của gia đình.
Dù đã ở độ “xế chiều”, ông Nguyễn Văn Hiếu (70 tuổi) ở phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ vẫn có thu nhập đều đặn trên 100 triệu đồng mỗi tháng nhờ việc nuôi dúi thịt và dúi sinh sản.