Sinh ra trên mảnh đất khô cằn, đầy nắng gió Phù Cát, Bình Định, ông Nguyễn Văn Tánh (ngụ ấp Bình Minh, xã Xuân Hiệp, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) vốn có bản tính chịu khó, kiên trì.
Nhiều người biết đến chị Nguyễn Thị Anh Đào ở khóm Hải Hòa, thị trấn Hồ Xá (Vĩnh Linh, Quảng Trị) không chỉ vì chị là nhà phân phối thức ăn gia súc cho Tập đoàn DABACO Việt Nam tại Quảng Trị mà còn là người phụ nữ giàu nghị lực, biết vượt lên hoàn cảnh khó khăn để gây dựng cuộc sống gia đình giàu có, hạnh phúc.
Là thương binh bậc 3/4, nhưng anh Nguyễn Văn Đức ở tổ 10, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng không chịu ngồi yên mà luôn tìm tòi học hỏi, đổi mới việc làm để mang lại lợi nhuận cho gia đình và góp phần làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội.
Anh Đoàn Văn Nhàn, ấp Thạnh Phú, xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú (An Giang) đã trồng thử nghiệm ổi không hạt xen canh các loại cây ăn quả khác… cho hiệu quả kinh tế cao.
Được sự giúp đỡ của tổ chức Hội Nông dân và chính quyền địa phương, năm 2006, ông Trần Ngọc Hiếu (xã Thụy Duyên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) đã mạnh dạn chuyển đổi 2 ha đất trũng cấy lúa năng suất thấp, kém hiệu quả sang mô hình trang trại chăn nuôi các cây con đặc sản. Đến nay, trang trại của gia đình ông đã phát triển với quy mô lớn, cho thu nhập mỗi năm trên 1 tỷ đồng.
Anh Trương Mười, năm nay 55 tuổi ở thôn Phú Hoà, huyện Đông Hoà là một trong những hộ nông dân trồng trọt và chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xoá đói giảm nghèo tại địa phương.
Trước năm 2000, với hơn 7 sào ruộng để sản xuất nông nghiệp, gia đình chị Nguyễn Thị The ở thôn Ngọc Nội, xã Trạm Lộ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh sống chủ yếu bằng nghề nông. Ngoài ra chị còn chăn nuôi kết hợp với buôn bán nhỏ theo cách làm truyền thống, thu nhập không ổn định, hoàn cảnh gia đình chị rất khó khăn. Từ năm 2000 trở về đây, nhờ đổi mới phương thức làm ăn nên thu nhập của gia đình chị ngày càng ổn định, cuộc sống được cải thiện, chị còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho một số nông dân tại địa phương.
Trong 3 năm qua, số hộ nông dân SXKD giỏi của tỉnh Kon Tum đã tăng nhanh cả về số lượng lẫn thu nhập. Tại Hội nghị tổng kết phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi lần thứ V (2009-2011), Hội Nông dân tỉnh đã tuyên dương hơn 1.400 hộ có thành tích xuất sắc trong phong trào SXKD giỏi, trong đó 110 nông dân được tặng bằng khen, 1.335 nông dân được cấp giấy chứng nhận SXKD giỏi.
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, cựu chiến binh Chu Phương Đinh ở xã Hưng Đạo, thị xã Cao Bằng đã ra sức thi đua, lao động sản xuất khi trở về địa phương. Hiện nay gia đình ông đã có một khu vực rộng 8000m2 để sản xuất theo mô hình chăn nuôi kết hợp với trồng trọt và 3000m2 ruộng nước, thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Ở xã Khánh Hòa, huyện Lục Yên (Yên Bái) ai cũng biết đến mô hình kinh tế của anh Nguyễn Thanh Sơn ở thôn 5 với diện tích cam, quýt rộng trên 4 ha.