Là một xã ven biển tỉnh Quảng Trị, người dân xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong trước đây chỉ biết trông chờ vào nguồn lợi từ biển. Nhưng trong những năm trở lại đây việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, khai thác tốt tiềm năng vùng cát ven biển đã được nhiều hộ dân áp dụng và thành công. Từ một hộ khó khăn, chị Nguyễn Thị Cẩm Mỹ ở thôn 7 đã quyết tâm, tích cực, chịu khó học hỏi để xây dựng thành công mô hình nuôi gà ri trên cát, mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình.
Quyết định bỏ nghề Y, chàng trai Y Pốt Niê ở huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk bắt đầu khởi nghiệp với thương hiệu “Ê đê Café”. Sau 3 năm khởi nghiệp, anh đã thành công mang chính sản phẩm cà phê quê hương mình và cách pha chế độc đáo của đồng bào Êđê ra giới thiệu với người tiêu dùng trong nước và thế giới, giúp giải quyết việc làm cho hàng chục lao động, giúp hàng chục hộ đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao thu nhập từ cây cà phê. Sản phẩm Ê đê Café đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu độc quyền và được công nhận OCOP 4 sao.
Tốt nghiệp PTTH, chị Đỗ Thị Thơm(ở thôn Nhơn Tân, xã Đak Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) rời quê ra thành phố Đà Nẵng để học nghề may. Sau khi học nghề xong chị về quê nhà kiếm sống bằng nghề may đã học được. Rồi cũng chỉ được vài năm, thấy công việc tuy có ổn định nhưng thu nhập không đảm bảo được cuộc sống, chị quyết định bỏ nghề về làm rẫy, nghề truyền thống của gia đình.
Dù đã ở độ “xế chiều”, ông Nguyễn Văn Hiếu (70 tuổi) ở phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ vẫn có thu nhập đều đặn trên 100 triệu đồng mỗi tháng nhờ việc nuôi dúi thịt và dúi sinh sản.
Với diện tích mặt nước 3.000 m2, ông Nguyễn Văn Bích ở ấp 1, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông xen với cá lóc đen mang lại sản lượng cá thương phẩm của gia đình đạt hơn 40 tấn/năm.
Trồng tiêu hữu cơ là một mô hình canh tác bền vững và là hướng đi phù hợp, cần thiết. Nhờ áp dụng quy trình sản xuất hồ tiêu an toàn sinh học, gia đình anh Phương Thành Trận ngụ tại thôn 10 xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp (Bình Phước) vẫn sống khỏe nhờ trồng 10 ha tiêu theo hướng hữu cơ, bất chấp thời tiết thất thường, sâu bệnh phá hoại, giá cả bấp bênh...
Giống lươn đồng trong tự nhiên đang ngày càng giảm sút, khan hiếm bởi bị khai thác triệt để và việc sử dụng tràn lan phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Trong lần đi bắt lươn đồng cùng một số người bạn, trong đầu anh Trần Văn Hà ở xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) chợt lóe lên ý nghĩ là tại sao không thuần dưỡng loài vật này mà phải đi mua con lươn giống. Từ ý tưởng bị cho là khùng đó, vợ chồng anh đã xây dựng nên cơ sở thuần hóa lươn đồng mỗi năm thu lợi nhuận trên dưới 500 triệu đồng.
Tận dụng xơ mướp sản xuất thành hàng chục mặt hàng xuất bán sang thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, anh Mạc Như Nhân (SN 1980), quê ở Gia Lai có thể thu về từ 80-100 triệu đồng mỗi tháng.