Khu nuôi thủy sản ở xã Trường Long và vùng trồng màu ở xã Nhơn Nghĩa là hai mô hình được huyện Phong Điền (TP. Cần Thơ) chọn làm điểm triển khai thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi. Nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa “4 nhà”, hai mô hình này đã thu được kết quả khả quan.
Những năm gần đây, nghề nuôi nhím ở huyện Hoành Bồ đang từng bước phát triển. Nhiều hộ gia đình đã có thu nhập cao từ việc chăn nuôi, phát triển đàn nhím.
Cho đến hôm nay, khi dẫn chúng tôi "mục sở thị" trang trại thỏ của mình, anh Quách Chí Thành ở số nhà 30, tổ 8, phường Quang Trung (thị xã Kon Tum - Kon Tum) vẫn không quên được những tháng năm gian khó của mình. Những kỷ niệm ấy, theo anh, dường như vừa xảy ra vài hôm trước...
Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi, dịch vụ tổng hợp Hoà Mỹ được thành lập tháng 3-2006, với 33 xã viên, trụ sở chính nằm tại xã Vạn Thái (Ứng Hoà) và một chi nhánh đặt ở xã Hợp Thanh (Mỹ Đức).
Nhằm giúp cho bà con nông dân có những mẫu mô hình sản xuất, luân canh cây trồng đạt giá trị kinh tế cao, từ tháng 4/2006 đến tháng 4/2007 Trung tâm Giống và Kỹ thuật cây trồng tỉnh Phú Yên đã thực hiện thành công các mô hình cánh đồng cho giá trị doanh thu 50 triệu đồng/ha/năm.
Đó là tên gọi thân mật mà bà con ấp Tân Quới, xã Tân Hoà Thành (Tân Phước - Tiền Giang) dành cho anh Võ Ngọc Hưng. Bởi không chỉ là người đầu tiên du nhập nghề nuôi cá sấu về làng, trở thành triệu phú mà anh còn tận tình hướng dẫn bà con phát triển và nhân rộng mô hình này.
Trong lúc nhiều nơi phát triển chăn nuôi bò sữa thì ông Nguyễn Văn Doan và một số hộ ở thôn công giáo toàn tòng Ngô Khê, xã Phong Khê (Yên Phong - Bắc Ninh) lại nuôi bò vàng sinh sản. Ông Doan tâm sự: “Làm kinh tế là phải tính toán, trồng cây gì, nuôi con gì cũng phải phù hợp với điều kiện thực tế, với khả năng của mình. Nuôi bò sữa phải có ruộng trồng cỏ, vốn lớn và nơi tiêu thụ sữa ổn định. Trong khi đó, nuôi bò sinh sản đầu tư thấp, chủ yếu công chăn thả mà thu lãi cao.
Chất lượng măng tốt, hàm lượng dinh dưỡng cao, thích hợp nhất trên vùng đất đỏ bazan với năng suất bình quân đạt 25 tấn/ha/năm, cho doanh thu hàng năm hơn 80 triệu đồng/ha, đó là kết quả thu được từ việc ứng dụng mô hình trồng tre Bát Độ lấy măng của nhiều hộ dân ở Long Khánh, Đồng Nai…
Ở ấp Xuân Thới Đông 1, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn - TPHCM, ông Châu Văn Phát, chủ trại dế Nguyên Vũ, được nhiều người gọi là... “vua dế”. Ông Phát trước đây là chủ một cơ sở mộc. Năm 2000, lúc 60 tuổi, ông chuyển sang nuôi dế. Từ số vốn ban đầu chỉ 100.000 đồng, đến nay cơ ngơi của “vua dế” là một hệ thống chuồng trại rộng 700 m2 với 4.000 thau nuôi, mỗi thau cho 200 - 300 g dế thành phẩm.
Từ 12.000 m2 đất sản xuất cây giống, số lượng lúc đầu chỉ là 5.000 cây/năm, đến nay cơ sở sản xuất và kinh doanh giống cây ăn trái 6 Ri ở ấp Phước Định, xã Bình Hòa, huyện Long Hồ (Vĩnh Long) đã mở rộng diện tích sản xuất ra 25.000m2, tổng giá trị tài sản lên gần 6 tỉ đồng. Cơ sở 6 Ri đã thuê 20 nhân công, trả lương 800.000-1.600.000 đồng/người/tháng.