00:00 Số lượt truy cập: 2988135
Nông dân sản xuất giỏi

Sống khỏe nhờ phát triển nghề ươm cây giống của cha ông

Cây giống khỏe là tiền đề để vườn cây cho năng suất và tuổi thọ cao. Nhở lựa và nhân giống những loại cây chất lượng, phương pháp chăm sóc theo hướng hữu cơ, không lạm dụng thuốc hóa hóa mà vườn ươm của gia đình ông Nguyễn Văn Thành, xã Đạo Tú, huyện Tam Dương đã trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều nông dân, nhà vườn trong và ngoài tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm ông thu lãi khoảng 500 triệu đồng và tạo việc làm ổn định cho 5-7 lao động với mức thu nhập 5-7 triệu đồng/tháng.


Trồng sầu riêng hữu cơ, thu lãi hàng tỷ đồng mỗi năm

Những năm qua, nông dân Nguyễn Hữu Bê (thôn Sông Xoài 2, xã Láng Lớn, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã phủ xanh hơn 2 ha sầu riêng hữu cơ vườn nhà, đồng thời liên kết thành lập Hợp tác xã sản xuất nông sản hữu cơ nhằm phát triển kinh tế.


Bỏ ước mơ để làm giàu trên quê nhà

Với ý chí kiên trì, sự nhẫn nại bền bỉ, nông dân Bùi Văn Hải (SN 1981, trú tại phố Phong Lượng, thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) đã thành công nhờ mô hình nuôi ốc nhồi, không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm cho gia đình mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động và giúp hàng trăm hộ dân địa phương có thu nhập cao cùng phát triển mô hình kinh tế.


Chiết xuất tinh dầu sả Java, gừng núi, màng tang... mỗi năm thu về 500 triệu

Hưởng ứng phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, trong những năm qua, xã Mường Vi huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã xuất hiện nhiều hộ vươn lên khá, giàu với nhiều mô hình kinh tế hiệu quả. Hợp tác xã (HTX) Mường Kim do anh Vàng Văn Sưởng sáng lập là một trong những HTX hoạt động hiệu quả nhất trên địa bàn tỉnh Lào Cai.Tận dụng ưu thế về khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, mô hình trồng sả Java, gừng núi, màng tang... để nấu tinh dầu của Hợp tác xã Mường Kim thu về khoảng 500 triệu đồng/năm.


Thành công nhờ phát triển mô hình kinh tế trang trại

Phát huy ý chí, phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", cần cù trong lao động, cựu chiến binh Nguyễn Duy Nho ở khu Tân Thịnh, xã Văn Luông, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, vươn lên làm giàu chính đáng, trở thành điển hình trong phong trào phát triển kinh tế tại địa phương.


Thu nhập khá nhờ nuôi chim bồ câu Pháp

Tới thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên hỏi anh Hồ Minh Hoàng nuôi chim bồ câu Pháp có lẽ không ai xa lạ. Với tinh thần cầu tiến, chịu khó học hỏi, mỗi năm mô hình nuôi chim của gia đình anh cho lãi khoảng 300 triệu đồng.


Làm giàu từ cây lúa trên đất phèn

Nhận thấy trồng lúa muốn giàu, muốn khỏe phải áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nên ông Nguyễn Văn Thơi (ấp Vĩnh Bửu, xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) đã mạnh dạn ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng mô hình “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, sử dụng giống chất lượng cao nên năng suất lúa năm sau luôn cao hơn năm trước. Nhờ đó mà gia đình ông đã thoát nghèo, vươn lên trở thành hộ khá giả, tích góp được hàng chục hécta đất sản xuất, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.


Trải nghiệm tham quan, thưởng thức dâu Tây chín mọng ở Cao Bằng

Du lịch nông nghiệp mang đến trải nghiệm mới mẻ cho khách du lịch cũng như gia tăng thu nhập của người nhà nông. Dù mới xuất hiện nhưng mô hình tham quan, trải nghiệm hái dâu tây trực tiếp tại vườn của anh Nông Văn Tậu ở phố Thông Huề, xã Đoài Dương (Trùng Khánh, Cao Bằng) là cách làm sáng tạo, dám nghĩ dám làm, đổi mới trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần tạo việc làm cho lao động tại địa phương.


<< < 13 14 15 16 17 > >>