Quê ở Sóc Trăng, lập nghiệp ở Bình Thuận với hai bàn tay trắng nhưng những gì Huỳnh Thái Dương làm được khiến nhiều người nghĩ ông có năng lực phi thường!
Tốc độ đô thị hoá lan nhanh, nhiều nghề mới hình thành khiến nhiều gia đình ở xã Niềm Xá, phường Kinh Bắc (TP Bắc Ninh - Bắc Ninh) không còn mặn mà với đồng ruộng. Nhìn những thửa ruộng bỏ hoang, “xót của”, anh Nguyễn Văn Đông nảy ý định thuê lại để trồng rau an toàn. Nhờ vậy, gia đình anh có thu nhập trên 100 triệu đồng /năm.
Bà con ấp Trường Đức, xã Lâm Hải, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau đều biết bác nông dân Nguyễn Văn Hoá (Hai Hoá, 63 tuổi) không phải vì bác được công nhận là nông dân sản xuất giỏi cấp huyện^ 5 năm liền, nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh năm 2008, mà còn biết đến bác về một mô hình sản xuất mới lạ, không kém phần hấp dẫn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
9 giờ sáng. Chiếc ô tô từ từ dừng lại trước một quán cà phê sang trọng ở thị trấn Tri Tôn. Từ trên xe, một thanh niên mới hơn 30 tuổi mặc quần jeans, chân đi giày da bước vào quán. Nhìn cung cách, ít ai biết rằng anh là nông dân chính hiệu, mỗi năm mần ra hơn 30.000 giạ lúa.
Cuối năm 2007, trước áp lực chăn nuôi phải bảo đảm vệ sinh chuồng trại và môi trường, ông Trương Tấn Tài (40 tuổi), ngụ xã Song Bình, huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) đã đầu tư 30 triệu đồng để xây chuồng trại chăn nuôi lợn 2.000m2 nằm xa khu dân cư.
Khác với những người cùng thôn xóm, anh Trần Văn Đào, 42 tuổi, quê xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát (Lào Cai) đã có chí chuyển từ thế độc canh cây lúa sang trồng cây công nghiệp như cây quế, cây mỡ... khiến nhiều người dân trong thôn bản bảo anh bị " điên, hâm" vì cây này không thu lợi nhuận ngay và "đầu ra rất mù mịt". Nhưng đến nay - sau 14 năm thấy 75 ha vườn rừng anh xanh tốt, ước mỗi ha thu được 60 m3 gỗ, trị giá trên 3 tỷ đồng (chưa kể thu tiền bán vỏ quế) thì ai cũng phục và suy tôn anh là người có "tầm nhìn xa", là một tấm gương làm kinh tế giỏi tiêu biểu trên vùng đất dốc biên giới Bát Xát.
Với đồng vốn ít ỏi chỉ đủ mua 3 ha đất đồi sỏi đá ban đầu, nhờ chịu khó tìm hiểu cách làm kinh tế gia đình, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sau 10 năm, anh Võ Hữu Thời ở ấp Thanh Bình, xã Lộc An, huyện Long Thành (Đồng Nai) đã xây dựng thành công mô hình kinh tế V.A.C. Từ trồng cao su, trồng sắn, nuôi lợn trên diện tích 13 ha, mỗi năm anh Thời thu lãi hơn 1 tỷ đồng, mức lợi nhuận này sẽ tăng gấp hai, ba lần trong vài năm tới.
Người dân xã Văn Lung không ai có thể ngờ khu đồi Lá bỏ hoang, xác xơ cỏ dại của những năm nào giờ được thay bằng một trang trại trù phú, có đồi mía xanh mướt, vườn cây ao cá, chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm quy mô. Và càng bất ngờ hơn khi họ được biết người chủ của trang trại trên đồi Lá ấy chính là anh nông dân Nguyễn Văn Quán - người được mệnh danh là lão nông "gàn".
Ở thôn Hố Vầu, xã Tân Hưng (Lạng Giang - Bắc Giang) có một thương binh mang trong mình hai mảnh đạn nhưng hàng ngày vẫn “chiến đấu” trên “mặt trận” kinh tế. Đầu tư gần 3 tỉ đồng xây dựng trang trại VAC, ông đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng /năm. Ông là trung tá Bùi Văn Thắng.
Như một cán bộ kỹ thuật nông nghiệp thực thụ, ông Tạ Đình Đào dẫn chúng tôi đến thăm từng gốc cam, quýt, nói về độ tuổi, kỹ thuật chăm sóc sao cho đạt hiệu quả tốt. Ở khu 5B, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong (Hoà Bình) này luôn coi ông là một "lão nông tỷ phú" đi đầu trong việc đưa các giống cây có múi mới về đồng đất Cao Phong.