Giờ đây ông Đặng Đình Điện, người dân tộc Dao ở bản Hạ Thành, xã Tân Lập, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã nổi tiếng khắp vùng nhờ biết làm trang trại tổng hợp. ^Sau 10 năm bỏ công, bỏ vốn, khu đất hoang bạc màu năm xưa đã trở nên trù phú, xanh ngút ngàn với các loại cây ăn quả, cây lấy gỗ cùng ao cá, đàn gia cầm... mang lại cho ông mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Sau 2 năm, tôi trở lại ấp Ba, xã Hòa Thạnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long tìm anh Nguyễn Văn Dương, người đầu tiên đem cây ớt Sừng Vàng châu Phi của Công ty Trung Nông (TPHCM) về trồng ở đây. Đã 3 mùa ớt liên tục, anh Dương khẳng định sự thành công của mình trong việc đưa cây màu này xuống luân canh trên đất chuyên lúa.
Ở thôn Đồng Vàng, xã Yên Nguyên (Chiêm Hoá) ai cũng biết, anh Đặng Văn Toàn là người làm kinh tế giỏi. Riêng năm 2007, tổng thu nhập của gia đình từ mô hình VAC đạt trên 150 triệu đồng.
Nếu ai từng quan niệm nuôi heo (lợn) là nghề đơn giản, dễ làm thì chắc chắn sẽ thay đổi suy nghĩ khi đến thăm trang trại của anh Nguyễn Trí Công ở phường Hố Nai (TP Biên Hòa - Đồng Nai). Không chỉ quy mô, khang trang, trại heo của anh còn áp dụng hệ thống quản lý rất hiện đại thông qua một phần mềm máy tính. Với đàn heo gần 4.000 con, tất cả đều được tính toán ngày tiêm phòng, ngày sinh nở, cai sữa... chính xác đến từng ly từng tý.
Tuy đã bước sang tuổi 60 nhưng ông Trần Đức Hạt ở cụm Trạm, phường Long Biên (Long Biên - Hà Nội) vẫn năng động quản lý trang trại trên 50 con bò sữa và bò thịt cùng 1, 5ha cây ăn quả. Ông được người dân trong vùng mệnh danh là “vua bò” đất Hà thành.
"Ngót nửa đời người làm thuê mà nghèo vẫn hoàn nghèo, gần 40 tuổi tôi mới nghiệm ra rằng không gì bằng mình tự quyết cuộc sống của mình!"- ông Nguyễn Văn Quán (xã Văn Lung, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) tâm sự. Nhìn trang trại rộng 3 ha xanh mướt với vườn cây, ao cá mà trước kia là khu đồi bỏ hoang xác xơ cỏ dại, càng thêm cảm phục người cựu chiến binh đầy bản lĩnh và dám nghĩ dám làm này.
Điều trị thương tật sau chiến tranh với hạng 3/4, trở về quê hương thôn Phương Vĩ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, trong gần bảy, tám năm nay, thương binh Nguyễn Chí Thành đã cần cù chịu khó^, làm ăn sáng tạo, vượt qua đói nghèo, từng bước hình thành một mô hình kinh tế trang trại tổng hợp có mức thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng mỗi năm, trở thành hộ nông dân sản xuất và kinh doanh giỏi.
Hiện tại ở tỉnh Bắc Ninh duy nhất có mô hình nuôi chim bồ câu của ông Nguyên Đức Trường, thôn Phù Lưu, xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong đang cho kết quả kinh tế khá cao, bình quân mỗi năm có lãi từ 100 triệu đến 150 triệu đồng/năm.
Sau gần 20 năm rời quê hương Cao Bằng vào lập nghiệp ở xã Tân Thành, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, anh thương binh Hoàng Văn Nam, từ chỗ phải lo ăn từng bữa ngày nào giờ đã trở thành một triệu phú với thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm.
Từ một nông dân tay trắng, với ý chí và sự cần cù, anh Võ Quan Huy (ở xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, Long An) đã tạo được cơ ngơi đồ sộ với khoảng 400 ha đất trang trại trải dài từ Long An sang Bình Dương, Tây Ninh và cả Sóc Trăng. Mọi người gọi anh Huy là "nông dân đời mới", làm giàu từ mô hình trang trại, hàng ngày "cưỡi" xe 4 bánh đi thăm đồng…