Mạnh dạn phát triển mô hình chăn nuôi lợn quy mô trang trại theo hướng công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, anh Đào Viết Xuê, thôn Phù Lang, xã Phù Lương (tỉnh Bắc Ninh) được biết đến là ông chủ trang trại chăn nuôi lớn của huyện Quế Võ với quy mô 3.200 lợn nái và lợn thương phẩm, đưa lại lợi nhuận khoảng 3 tỷ đồng năm 2020. Hợp tác xã VAC Tiến Thịnh do ông làm giám đốc đạt doanh thu hơn 10 tỷ đồng mỗi năm, giải quyết công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 20 lao động địa phương.
Đến xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, ai cũng biết Giám đốc Hợp tác xã chè La Bằng Nguyễn Thị Hải là người tâm huyết với việc nâng cao chất lượng, phát triển thương hiệu chè La Bằng nói riêng, chè Thái Nguyên nói chung. Qua đó, góp phần tạo công ăn việc làm và làm giàu cho nhân dân địa phương.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, người đầu tiên đưa giống bưởi da xanh ở Bến Tre về trồng ở Bình Dương. Với niềm đam mê lĩnh vực nông nghiệp cộng với sự chăm chỉ, chịu khó học hỏi kinh nghiệm, bà đã thành công và được mệnh danh là nữ tỷ phú trồng bưởi da xanh lớn nhất tại xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Với sản lượng và đầu tư ổn định, lợi nhuận mỗi năm hơn 10 tỷ đồng.
Mặc dù tốt Đại học kiến trúc chuyên ngành cấp thoát nước ở Hà Nội, nhưng nhưng từ một cơ duyên, anh Nguyễn Trọng Bằng ở xã Công Lý (Lý Nhân - Hà Nam)đã trở thành người tiên phong nuôi cấy thành công Đông trùng hạ thảo chất lượng cao trên địa bàn huyện Lý Nhân.
Tận dụng lợi thế về đất đai, khí hậu và những thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, từ một hộ gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ông Nguyễn Văn Chung, dân tộc Sán Dìu, ở thôn Đồng Giếng, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, đưa các loại cây trồng mới, con giống mới vào trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, thành công thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Với mô hình chăn nuôi, trồng trọt kết hợp nghề mộc, bình quân mỗi năm, gia đình ông Chung thu lãi từ 300-400 triệu đồng.
Đó là mô hình nuôi gà trên cát của anh Hoàng Công Điền (ở xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình). Anh đang sở hữu trại gà thịt Điền Liễu rộng khoảng 5.000m2 ở xã Quỳnh Lâm, bình quân, mỗi năm thả nuôi 80.000 con gà ri lai, chia làm 3 lứa/năm, mỗi lứa nuôi 25.000 - 30.000 con, đem lại doanh thu hơn 7 tỷ đồng/năm, trừ chi phí còn lãi 500 triệu.Mô hình của anh Điền là một trong những điển hình được Hội ND tỉnh Thái Bình đào tạo, dạy nghề, định hướng phát triển kinh tế hiệu quả.
Mấy năm gần đây, phong trào trồng tre lục trúc lấy măng được bà con nông dân xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang quan tâm và mở rộng diện tích lên trên 60 ha. Với kinh nghiệm hơn 20 năm trồng tre lục trúc, bà Dương Thị Luyện đã có trong tay 5ha tre lục trúc trồng khắp các thôn trong xã Ngọc Châu. bà cho biết, vào vụ khai thác, gia đình bà thu về 70 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền bán giống.
Nhờ dám nghĩ, dám làm, hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, chị Đinh Thị Tuyết Nhung, giám đốc HTX Nhung Lũy ở xã Yến Dương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã thành công với ý tưởng kinh doanh và đưa các đặc sản của Bắc Kạn đi khắp muôn nơi, góp phần thay đổi đời sống của hơn 100 hộ dân nơi đây.
Quýt vàng Bắc Sơn (Lạng Sơn) từ lâu đã nổi tiếng là giống quýt quý, chỉ có trồng trong khe núi ở độ cao 400 - 500m thì cây mới phát triển và cho quả mỗi năm. Nhờ người cần cù, chịu khó, ham học hỏi, ông Đặng Văn Lương, thôn Hồng Phong 4, xã Chiến Thắng đã thành công đưa giống quýt này về vườn nhà. Mô hình trồng quýt kết hợp nuôi trâu, lợn, gà của gia đình ông đưa lại thu nhập trên 450 triệu đồng/năm.