00:00 Số lượt truy cập: 3046364
Nông dân sản xuất giỏi

Mô hình nuôi lợn sạch lợi nhuận 1 tỷ đồng/năm

An toàn sinh học trong chăn nuôi là vấn đề không mới nhưng áp dụng nó để có được “thịt sạch” cạnh tranh cao thì còn quá nhiều điều bất cập như quy mô nhỏ lẻ nên khó áp dụng công nghệ, đầu tư ban đầu cho chuồng trại, thuốc sát trùng, bảo hộ lao động còn cao với nhiều nông dân.


Quảng Nam: Một người Cơ tu trồng trên 3.000 cây sâm ba kích

Ông Bhríu Pố, người Cơtu ở xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam) là người đầu tiên trồng và sở hữu trên 3.000 cây ba kích (còn gọi là sâm ba kích).


Vỗ béo bò - nghề làm chơi ăn thật

Con bò khi mới mua về hình hài chỉ còn da bọc xương, đi đứng liêu xiêu cạn sức sống, thế nhưng chỉ sau 3 tháng nuôi lập tức nó mập ú, nung núc thịt. Và từ là 1 con bò “tàn phế”, nó đường bệ “bước” vào thị trường với cái giá “đỉnh” của loại gia súc này và người nuôi có ngay món lãi lớn. Vỗ béo bò đang là một nghề mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân ở Bình Định.


Người cựu chiến binh 7 năm liền là nông dân sản xuất giỏi

 Đến ấp Phú Hưng, xã Long Khánh, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang hỏi thăm ai cũng biết anh Nguyễn Minh Thống (sinh năm 1956) người cựu chiến binh 7 năm liền đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh với mô hình "nuôi cá giống sạch".


Nuôi côn trùng lãi 500.000đ/ngày

Đó là mô hình của ông Đoàn Văn Sâm hiện ngụ tại số 108, khu phố 2, đường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TPHCM, chuyên nuôi côn trùng (người dân thường gọi là sâu gạo) để làm mồi cho chim, cá kiểng ăn.


Thu lãi cả tỉ từ cá rô đồng

Từ TPHCM, anh Huỳnh Sáu rời bỏ thị thành lên vùng rừng núi lập nghiệp. Sau hơn 6 năm anh đã có một trang trại gần chục ha, mỗi năm thu lãi tiền tỉ từ nuôi cá rô đồng.


Thu lợi nhuận cao khi ghép nhãn lên gốc vải

Lâu nay,  vải thiều nhà ông Lê Thế Hơn ở thôn Hiệp Tân (Hồng Giang, Lục Ngạn, Bắc Giang) luôn to, đẹp, được giá nhất vùng. Thế mà một buổi trưa nọ, người dân trong thôn hết sức ngạc nhiên khi ông cầm con dao to đùng ra vườn chặt hết những cây vải đã hơn chục năm tuổi.


Quảng Ngãi: Hiệu quả từ mô hình

Sinh ra và lớn lên tại một xã nghèo miền núi Trà Bồng, Quảng Ngãi, anh Hồ Trung Tiến người con dân tộc Cor không cam chịu cái nghèo, cái đói cứ vây quanh bản thân, gia đình và cộng đồng khu dân cư đang sinh sống, Qua bao đêm suy nghĩ, anh cùng vợ bàn kế hoạch sản xuất, tiếp cận tiến bộ KHKT, cải tiến phương thức sản xuất thông qua những đợt tập huấn của các chương trình khuyến nông tổ chức tại địa phương. Vợ chồng anh quyết tâm thay đổi phương thức làm ăn, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Quả nhiên đất không phụ người có công, gia đình anh đã thoát nghèo vươn lên làm giàu trên chính quê hương của mình. Anh đã 2 lần liên tụcđược UBND tỉnh Quảng Ngãi khen tặng danh hiệu “Nông dân sản xuất giỏi”.


Nơi người lính trở về

Hàng năm, mỗi khi đến dịp Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, trong ký ức của cựu chiến binh Đinh Thanh Quý ở xã Hoá Tiến (Minh Hoá, Quảng Bình) bao nhiêu kỷ niệm của một thời quân ngũ lại hiện về trong niềm cảm xúc dâng trào, bởi vì đối với anh, đó là những năm tháng đẹp nhất trong cuộc đời mình. Những năm tháng gian khổ mà hào hùng đó đã rèn đúc cho anh một bản lĩnh kiên cường, để ngày hôm nay trên trận tuyến mới - trận tuyến chống lại đói nghèo, lạc hậu, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương, cựu chiến binh Đinh Thanh Quý và nhiều đồng đội cũ của anh ở xã Hoá Tiến đã thực sự thành công và trở thành những tấm gương mẫu mực để nhân dân trong vùng tin tưởng, noi theo…


Trồng măng Bát độ cho thu nhập cao

Năm 2002 chị Đào Thị Thanh ở khu Văn Tân, xã Văn Luông (Tân Sơn) đưa 200 gốc măng tre Bát độ vào trồng tại vườn của gia đình.


<< < 159 160 161 162 163 > >>