Anh Cù Văn Chung ở xóm Ngọc Hưng, Nghĩa Lợi, Nghĩa Đàn là công chức nhà nước vừa nghỉ chế độ. Về quê đất đai nhiều làm anh luôn trăn trở, trồng cây gì, nuôi con gì cho hiệu quả. Sau khi tìm hiểu, nắm bắt thị trường anh đã quyết định chọn nghề trồng mây để phát triển kinh tế.
Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu,) thuộc họ gừng (Zingiberaceae) là một trong những cây thuốc quý rất cần thiết cho dược liệu trong nước và xuất khẩu.
Chỉ tay vào 6 cái ao nuôi ba ba được xây đắp khá cẩn thận, chị Vũ Thị Bình, nông dân bản Loọng Mòn, xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La phấn khởi nói: “100 con ba ba gai sinh sản và gần 300 con ba ba thương phẩm thì bình quân mỗi ngày tôi thu 1 triệu đồng.
Xây gác lửng cho heo tránh lụt là mô hình mới đang được triển khai ở xã Hương Vân, huyện Hương Trà, tỉnh TT-Huế. Đây là kết quả sau một thời gian nghiên cứu, khảo sát thực tiễn của tổ chức Jica (Nhật Bản) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Phát triển nông lâm nghiệp (Đại học Nông lâm Huế) thực hiện…
Đó là tấm gương vượt khó thoát nghèo, vươn lên khá giàu và được bình chọn là nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh của anh Nguyễn Văn Ngộ cư ngụ tại ấp Mỹ Phú, xã Tân Hội, huyện Mang Thít.
Nắm bắt nhu cầu thị trường từ năm 2005, anh Nguyễn Văn Lùng ở ấp Thanh Phước, xã Định Thủy (Mỏ Cày) đã tận dụng diện tích trồng dừa sang làm cây ca cao giống. Với 4.000m2 đất và kiến thức khoa học kỹ thuật, anh Lùng bắt đầu ươm với số lượng 12.000 cây, năm 2007 anh ươm 30.000 cây và năm 2008 ươm khoảng 60.000 cây con.
Gian nan thử sức Là thương binh 4/4, sau khi giải ngũ, anh Lê Hùng Minh được chính quyền xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên - Sóc Trăng cấp cho 2 công đất canh tác. Với bản tính năng động và cần cù chịu khó, anh đã bắt tay ngay vào việc nuôi tôm, nuôi cá trên ruộng lúa, tiếp đến là nuôi cua nhưng mô hình nào cũng trầy trật và thất bại, vốn liếng gần như tiêu tan.
Khu trang trại có diện tích 7ha, nhìn mắt thường thấy rộng mênh mông, đất màu mỡ, nằm ở phía trong con mương lớn của xã Đoan Hạ, huyện Thanh Thủy. Con mương lớn chạy dọc như ôm lấy mảnh đất trù phú mà lâu nay người ta quên lãng… Thực ra mấy năm trước mảnh đất vẫn có người làm nhưng cách làm của họ không hiệu quả. Nhìn bên ngoài như một khu đất hoang, chỗ thì trồng ngô, chỗ thì ao thả cá, có mấy con vịt hơ hải đi tìm mồi, đất chỗ thì cao chỗ thì thấp, cỏ mọc tự do, thửa ngô chó chạy hở đuôi.
Gian hàng nhãn chín muộn của Hội làm vườn Việt Nam (tại Hội chợ Quốc tế Hà Nội vào cuối tháng 10/2008), đã đưa tôi đến trại cây Lại Dụ, nằm ven bờ sông Đáy thuộc huyện Hoài Đức, TP Hà Nội.
Họ đều xuất thân nghèo khó, với hai bàn tay trắng, nhưng nhờ chịu khó học hỏi nên đã tìm ra cho mình mô hình làm ăn hiệu quả và trở nên giàu có. Hiện trong tay mỗi người có cơ ngơi trị giá hàng chục tỷ đồng và mỗi năm thu lời trên dưới một tỷ đồng...