Nuôi cá lăng nha đuôi đỏ trong lồng bè, đã góp phần mang lại hiệu quả cao cho ngư dân vùng sông nước đầu nguồn huyện An Phú. Hiện nay, cá lăng nha đuôi đỏ được xem là loại cá đặc sản, mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi thủy sản ở An Giang...
Hồ nước thẫm lạnh giữa bao bọc núi rừng. Bơi ra giữa dòng nước, chuẩn bị lặn xuống lòng lồng, Nguyễn Hữu Tuấn - 25 tuổi, kỹ sư thủy sản, từ Đô Lương, Nghệ An đến đây - hả hê nói như hét vào không gian hoang dã: “Sờ được loài cá này đã là hạnh phúc!”...
Là điển hình trong phong trào đoàn viên thanh niên làm kinh tế giỏi của bản Phúc, xã Mường Khoa (Bắc Yên), Lừ Văn Tài luôn được các đoàn viên yêu mến và tin tưởng.
Từ năm 2004 đến nay, xã Phúc Trìu, T.P Thái Nguyên đã có hơn 100 hộ xây dựng được 116 công trình khí sinh học phục vụ đời sống, sản xuất, trong đó có 96 công trình được Bộ Hợp tác và Phát triển Hà Lan, tổ chức Phát triển Hà Lan – SNV hỗ trợ. Nhờ có các công trình này, môi trường nông thôn đã giảm thiểu ô nhiễm, đời sống người dân được cải thiện, nâng cao.
Mới đến gần trại dế của ông Nguyễn Xuân Nga ở thôn Bích Bắc, xã Điện Hoà (Điện Bàn - Quảng Nam), chúng tôi đã nghe thấy âm thanh của dàn hợp xướng các loài dế.
Có bằng thuyền trưởng lái tàu, đang vi vu với những con sóng, chàng trai ấy lại rẽ ngang, “kết duyên” với nấm để làm giàu. Người có quyết định táo bạo đó là anh Nghĩa An ở số 25 Ngô Thời Nhiệm, phường An Bình (Kiên Giang).
Thạc sĩ Lê Thị Bình đã được Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) trao tặng giải thưởng tác giả nữ xuất sắc nhất năm 2008 về nghiên cứu khoa học.
Đó là anh Phùng Hoàng Giang ở ấp Long Hòa B, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Từ hai bàn tay trắng, anh đã trở thành tỉ phú nhờ nuôi ba ba. Anh còn giúp nhiều người dân địa phương thoát nghèo, vươn lên làm giàuXuất thân từ một gia đình làm nông ở xã Long Thạnh, nhà nghèo, đông anh em, lại là anh cả nên Phùng Hoàng Giang phải nghỉ học sớm, đi làm thuê phụ cha mẹ nuôi em. Năm 24 tuổi, Giang lập gia đình, nhưng cái nghèo cứ đeo đẳng anh mãi.
Bỏ việc làm có thu nhập cao, một người dân ở xã Hòa Thắng (huyện Phú Hòa) quyết định về quê thành lập doanh nghiệp nuôi trùn quế. Không chỉ làm giàu cho riêng mình, doanh nghiệp này còn chuyển giao kỹ thuật nuôi trùn cho nhiều nông dân trong vùng, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập cho gia đình.
Từ niềm đam mê thời niên thiếu, anh Hồ Văn Giáp ở thôn Đền Thõng, xã Đại Đình (Tam Duơng - Vĩnh Phúc) đã trở thành người chơi, kinh doanh hoa lan có tiếng.