00:00 Số lượt truy cập: 3041691
Nông dân sản xuất giỏi

Người nuôi dế thương phẩm đầu tiên ở Quảng Ngãi

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao giá trị thu nhập trong sản xuất, thời gian qua, nhiều mô hình mới được các cấp ngành, người dân ở Quảng Ngãi triển khai, áp dụng và đạt hiệu quả cao. Mô hình nuôi dế thương phẩm của ông Trần Bảo Phát ở thôn Kỳ Thọ Nam (Hành Đức - Nghĩa Hành) là một ví dụ.


Lão nông làm kinh tế giỏi nhất xã Tấn Mỹ

Dù đã bước sang tuổi 96 nhưng cụ Võ Văn Ấn (Tư Ấn) ở ấp Tấn Thuận, xã Tấn Mỹ (Chợ Mới - An Giang) vẫn khỏe mạnh và cần mẫn làm vườn. Nhiều năm liền, cụ được bình chọn là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi.


Chuyện ông vua cá đất Xuân Trường

Con đường nhỏ vào bãi tôm, cá gập ghềnh như chính cuộc đời người đàn ông đã dành cả cuộc đời nỗ lực để con cái được học hành đến nơi đến chốn. Ông là Phạm Đức Hậu ở xã Xuân Hoà (Xuân Trường - Nam Định), người làng quen gọi ông bằng cái tên thân thuộc: “Vua cá Xuân Trường”.


Nỗ lực vươn lên của một người Mông

Từ làm ruộng, trồng rừng và chăn nuôi, ông Phà A Sính (người Mông) đã trở thành người giàu nhất bản Phìn Hồ, xã Nậm Xây (Văn Bàn - Lào Cai). Những gì ông làm được trên mảnh đất khắc nghiệt này thực sự là một kỳ tích.


Làm giàu từ nuôi cá, nhím

Anh Trần Văn Bảy ở thôn Thành Nhân, xã Vĩnh Thành (Vĩnh Lộc - Thanh Hóa) đã thành công trong phát triển kinh tế gia đình nhờ biết lựa chọn mô hình phù hợp.


Năng động để làm giàu

Vươn lên bằng ý chí, nghị lực và sự sáng tạo, anh Nguyễn Thành Huân ở thôn Mỏ Đông, xã Sơn Dương (Hoành Bồ - Quảng Ninh) đã trở thành triệu phú nhờ trồng, chế biến và kinh doanh nấm...


Người phát kiến “suối ngô”

Trong một lần phơi ngô trên mái nhà, ông Thận đã nghĩ ra cách vận chuyển để tránh phải mang vác nặng là dùng một đoạn đường ống nước thả ngô hạt xuống. Vậy là thay vì ì ạch vác những bì ngô leo lên, leo xuống chỉ bằng mấy động tác đơn giản, ngô đã “chảy” ào ào vào giữa nhà, rất nhanh lại nhẹ nhàng...


Khánh Hòa: Có hộ gia đình làm giàu từ chăn nuôi tổng hợp

12 năm đầu tư chăn nuôi, anh Hoàng Văn Vũ (Phước Hạ, Phước Đồng, TP. Nha Trang) nghiệm ra một điều: Muốn thành công phải thực hiện chăn nuôi tổng hợp, “lấy ngắn nuôi dài”. Bí quyết của anh là, khi giá sản phẩm hạ chính là thời cơ để người chăn nuôi mở rộng sản xuất; nhờ vậy, anh Vũ đã vượt qua những thời kỳ khó khăn nhất, khi ngành chăn nuôi tụt xuống “đáy vực”.


HIỆU QUẢ MÔ HÌNH ẤP TRỨNG AN TOÀN SINH HỌC TẠI CAN LỘC

Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp Can Lộc đã chú trọng đến công tác chuyển giao kỹ thuật, du nhập nhiều giống gia cầm mới vào chăn nuôi, từ đó nâng cao số lượng, chất lượng đàn gia cầm, góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi. Với địa hình có nhiều sông, hồ, diện tích ruộng trũng lớn, hơn thế nữa nghề nuôi vịt đưa lại hiệu quả kinh tế cao, nên nhiều hộ hông dân đã phát triển mạnh chăn nuôi gia cầm.


Rau mùi... xuất ngoại

Anh Nguyễn Văn Mật ở thôn Nghĩa Hiệp, xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, một trong những người đầu tiên sản xuất mặt hàng rau mùi để xuất cho một công ty rau sấy khô của Nhật đóng tại thị trấn Liên Nghĩ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.


<< < 173 174 175 176 177 > >>