Nhờ tính quyết đoán, nhạy bén trong việc phát triển mô hình kinh tế tổng hợp, Đoàn Văn Tăng đã tạo dựng được cuộc sống khá giả nơi đất khách quê người ở thôn Tủm Tó (Bằng Lãng - Chợ Đồn - Bắc Kạn).
Gà chín cựa tưởng như chỉ nghe kể trong truyền thuyết “Vua Hùng kén rể”. Thế nhưng ở xã Mẫu Sơn của huyện Lộc Bình (Lạng Sơn), gà chín cựa đang tồn tại và phát triển với số lượng lớn và đặc biệt là cho hiệu quả kinh tế cao.
Đến thăm trang trại nuôi gà ác (còn gọi là gà Ri) của anh Nguyễn Văn Tám và chị Huỳnh Thị Phước ở ấp Tân Lược 1, xã Tân Lý Đông (Châu Thành - Tiền Giang), chúng tôi không khỏi trầm trồ thán phục bởi sự quy mô và khoa học của nó. Hiện trang trại đang nuôi khoảng 10.000 con gà ác. Nhờ đàn gà này mà anh chị từ chỗ nghèo khó đã trở thành triệu phú.
Sau bao lần thất bại, từng có ý định bỏ cuộc nhưng cuối cùng bằng sức trẻ và lòng quyết tâm, anh Lê Văn Chủ, 33 tuổi ở thôn Ngọc Động, xã Phương Tú (Ứng Hòa -Hà Nội) đã thành công với mô hình đa canh lúa - cá - vịt. Từ sự thành công này, anh được Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng giải thưởng Lương Định Của năm 2008.
Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vào mùa nước nổi, giá rau thường cao gấp 2-3 lần so với mùa thuận do đất ruộng bị ngập, rau chỉ được trồng ở những nơi đất cao. Nhằm thích ứng với điều kiện mới, đã nhiều năm nay, người dân Đồng bằng sông Cửu Long thường chọn rau nhút là loại cây trồng chủ lực trong mùa nước nổi, vừa có việc làm vừa giúp tăng thu nhập.
Năm 1980, ông Trịnh Ngọc Phú, dân tộc Sán Dìu, trú tại thôn Hà Dong, xã Hải Lạng (Tiên Yên - Quảng Ninh) xây dựng gia đình với bà Ty Thị Chín, người cùng địa phương. Tài sản lớn nhất của ông bà khi ấy là mấy sào ruộng do bố mẹ để lại. Do việc cấy hái phụ thuộc vào ông trời nên kinh tế gia đình ông rất khó khăn.
Nổng cát sát bàu Tràm thuộc địa phận tổ 12 Xuân Thiều, phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, cách quốc lộ 1A hơn 100 m về phía tây đang là nơi nuôi kỳ đà lý tưởng.
Thật tình cờ, tôi gặp anh Lương Công Nhậm, xã Ninh Quang, Ninh Hoà, Khánh Hoà, tại quán nước ven đường vào xã. Qua câu giao tiếp thân mật được biết anh là Chủ tịch Hội Nông dân xã mà tôi muốn gặp. Rồi anh giới thiệu anh Cao Văn Phương, thôn Thanh Mỹ có mô hình nuôi ếch Thái Lan thu nhập gần 200 triệu đồng/năm
Qua giới thiệu của các anh trong Ban chủ nhiệm HTX/NN Hoà Thành Tây - huyện Đông Hòa,tỉnh Phú Yên trong một lần về công tác ở đây chúng tôi đã có dịp tiếp xúc với anh Trình Xí, năm nay 55 tuổi, ở thôn Phước Bình Bắc là một trong những hộ nông dân trồng trọt và chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.