Xắn ống quần chăn đàn bò, lướt xe ô-tô hối hả quanh co qua những cánh đồng cỏ trải dài xanh mướt kịp giờ giao sữa... đó là hình ảnh khá quen thuộc của những "ông chủ bò" trên cao nguyên Mộc Châu, Sơn La.
An Giang, tỉnh xuất khẩu gạo lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện có trên 3.390 hộ nông dân thuộc 216 tổ sản xuất và Cty Cổ phần Bảo vệ Thực Vật , sử dụng 12.659 ha diện tích chuyên sản xuất lúa giống.
Anh Đinh Thanh Tùng, ấp Long Huê, xã Long Thới (Chợ Lách - Bến Tre), sau một thời gian đi tìm hiểu thị trường cây măng tây xanh, đầu năm 2009 anh đã đốn bỏ dần 4.000m2 vườn sầu riêng 13 năm tuổi đang cho trái ổn định, để chuyển sang trồng cây măng tây xanh. Đến nay, 8.000 cây măng tây xanh của anh Đinh Thanh Tùng đã trồng được 5 tháng. Anh Tùng cho biết: “Tôi đang trồng măng tây xanh giống California 500 của Mỹ, sau khi tìm hiểu được biết đây là giống măng tây xanh thuộc dòng F1, có năng suất, chất lượng rất cao, dễ trồng, thu hoạch hầu như quanh năm, giá thành măng thương phẩm khá cao”.
Chúng tôi đến thăm nhà chị Hà Thị Hường ở Tiểu khu Thọ Lâm, thị trấn Đu (Phú Lương) vào một buổi sáng, khi chị đang xuất gà bán cho khách. Phải đợi một lúc lâu sau chúng tôi mới có dịp trò chuyện, tìm hiểu về mô hình chăn nuôi gà siêu nạc đem lại hiệu quả kinh tế cao của gia đình chị.
Chị Đặng Thị Hiển, dân tộc Dao là người làm kinh tế giỏi của thôn Đồng Tậu, xã Lương Thiện (Sơn Dương). Thu nhập bình quân của gia đình chị đạt trên 3,8 triệu đồng/người/tháng.
Từ lâu, người dân thôn Chánh Khoan Đông, xã Mỹ Lợi (Phù Mỹ - Bình Định) đã coi cá trê lai là con nuôi chủ lực. Nhờ nghề này, nhiều hộ đã thoát nghèo, làm giàu. Gia đình anh Nguyễn Văn Bé là một ví dụ.
Trước khi đầu tư vào lĩnh vực kinh tế nông lâm thuỷ sản, ông Ông Văn Thông, ở thôn 4, xã Hoà Khương (Hòa Vang - TP Đà Nẵng) là đại gia trong lĩnh vực công nghiệp. Giai đoạn 2002-2006, với 10 chiếc xe ben loại lớn, ông từng nổi tiếng ở Hoà Vang khi nhận thầu thi công và đều vượt tiến độ các dự án có hạng mục san lấp mặt bằng.
Có những tấm gương điển hình tiến tiến trong đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh Thái Nguyên. Họ những người tích cực trong các phong trào phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo của tỉnh.
Mọi người gọi là ông chủ, nhưng ông chỉ nhận mình là một lão nông có chút kinh nghiệm kết hợp với khoa học để tự trồng trọt, chăn nuôi với mục tiêu làm giàu trên chính trang trang trại của gia đình.
Anh Ngô Văn Ánh ở thôn Quê, xã Bảo Đài, huyện Lục Nam (Bắc Giang) là người đầu tiên trong tỉnh mạnh dạn đưa giống gà lai Isabrow (In-đô-nê-xi-a) siêu trứng vào chăn nuôi theo quy mô trang trại. Từ mô hình chăn nuôi này, mỗi năm anh Ánh thu nhập hàng trăm triệu đồng.