Sinh năm 1977 trong một gia đình thuần nông ở xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Do điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn, năm 16 tuổi, anh Trần Như Kiên theo những người trong làng đi làm nghề mộc, nghề dựng nhà gỗ trên khắp các vùng bản làng Tây Bắc. Sau nhiều năm theo nghề, rong ruổi khắp các vùng miền xứ sở này, năm 1999 duyên trời se phận cho anh với một cô gái Thái xinh đẹp, và anh đã quyết tâm lấy đất bản Pha Cúng, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu, Sơn La làm nơi sinh cơ lập nghiệp.
“Đã quen với những thửa ruộng bậc thang tạc vào vách núi. Ngày ngày lên nương trồng ngô, trồng sắn, bao năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà cuộc sống vẫn khăn. Ước mơ của tôi về cuộc sống đủ đầy với gia đình lúc nào cũng cháy bỏng hơn bao giờ hết. Cách đây 3 năm, nhận được chương trình hỗ trợ nuôi cá lồng từ tỉnh Hòa Bình, tôi đã mạnh dạn nuôi cá lồng” – Đó là tâm sự của anh Nguyễn Xuân Sang, ở xã Thung Nai, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình khi được hỏi về cơ duyên đến với nghề nuôi cá lồng.
Nhờ mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm và trồng thanh long ruột đỏ theo hướng canh tác nông nghiệp công nghệ cao, giàu hàm lượng KHCN, thiết bị hiện đại, quy trình tiên tiến, giống mới… đồng thời ưu tiên sản xuất theo chuỗi, anh Nguyễn Tôn Quyền (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí, Quảng Ninh) đã thu lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.
Nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật trồng trọt sản xuất theo quy trình VietGAP, ông Đỗ Văn Xinh, ấp Bình Thành, xã Tân Mỹ Chánh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng bưởi da xanh với quy mô 450 gốc, thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm và giúp người dân địa phương cùng vươn lên làm giàu.
Nhờ đức tính cần cù, chịu khó, mạnh dạn vay vốn để đầu tư, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đầu tư phát triển chăn nuôi, ông Lê Văn Bàng (xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) đã cải tạo, biến 1 đồi cát trắng, khô cằn, sỏi đá thành một trang trại đẹp như mơ, khiến nhiều người ngỡ ngàng, cho doanh thu chục tỷ đồng, lợi nhuận thu về hơn 1,5 tỉ đồng/năm.
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung ứng dụng công nghệ cao, hiện đại, để tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng, giúp nông dân tăng thu nhập – mô hình của gia đình anh Trần Văn Tường (Ở khu phố Trang Hạ, phường Trang Hạ, thị xã Từ Sơn) là một điển hình.
Tận dụng ưu thế của địa phương, với tư duy năng động, nhạy bén và đức tính cần cù, chịu khó, chàng trai Nguyễn Văn Thảo ở xã Thuận Thới, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long đã thành công với mô hình chăn nuôi khép kín trùn quế - bò Pháp - lục bình mang lại hiệu quả kinh tế cao.