Đu đủ là loại cây dễ trồng, đầu tư vốn và công chăm sóc không nhiều. Hàng năm cứ vào dịp Tết Nguyên đán, mọi nhà ở Bình Thuận khi trưng bày mâm Ngũ quả để thờ cúng tổ tiên đều có trái đu đủ, vì vậy vào dịp Tết trái đu đủ có giá cao. Thời gian gần đây ở Bình Thuận, có loại đu đủ da vàng rất đẹp và có giá cao gấp 2 lần trái đu đủ da xanh.
Từ đồng vốn ít ỏi, ông Lâm Thanh Đức đã khởi nghiệp và vươn lên bằng nghề nuôi gà đẻ trứng với kỹ thuật và chất lượng cao
“Nhà nông trẻ xuất sắc” là giải thưởng Lương Định Của của Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng cho Phạm Văn Hùng từ năm 2006, khi đó anh đang giữ cương vị Phó bí thư Đoàn xã Ỷ La.
Con đường đất men theo những thửa ruộng dẫn chúng tôi đến mô hình kinh tế tổng hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản với mức thu nhập trên 100 triệu đồng/ năm của gia đình anh Nguyễn Văn Nhẫn - khu 1- xã Chu Hóa (Việt Trì).
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Đào Văn Thướng ở thôn Thái Hòa, xã Đồng Thanh (Kim Động - Hưng Yên) trở về quê hương với hai bàn tay trắng. Anh mạnh dạn vay 10 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư vào bãi lò gạch bỏ hoang, với tham vọng biến nơi đây thành trang trại chăn nuôi tổng hợp. Quyết định có phần liều lĩnh ấy giờ đã mang lại cho anh thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.
Nhường lại đất cho địa phương xây nhà máy sắn, giúp đỡ bà con trong phát triển kinh tế, mí (tiếng địa phương chỉ những phụ nữ đã xây dựng gia đình) Cách, người ê Đê ở xã Ea Ly (Sông Hinh - Phú Yên) đã góp phần mang lại no ấm cho buôn làng.
Đối với nhiều người, việc dẫn nước từ khe suối về để trồng lúa nước, đào ao thả cá... không còn mới lạ, nhưng đối với anh Trần Trung Trực, người Sách ở bản Yên Hợp, xã Thượng Hóa (Minh Hóa - Quảng Bình) là cả một “cuộc cách mạng”. Sở dĩ gọi đó là “cuộc cách mạng” bởi từ một người sống du canh du cư trong rừng sâu núi thẳm, chỉ quen săn bắt, hái lượm, việc anh làm kinh tế VAC là một bước tiến lớn.
Từng bán cà-rem (kem), bơm hộp quẹt gas, thu mua phế liệu, vậy mà không ai ngờ người đàn ông nghèo khó thuở nào đã trở thành tỷ phú kinh doanh tôm sú giống, nay còn được bà con phong là “vua” cá chình đất miền Tây. Người làm nên “kỳ tích” đó là anh Bùi Xuân Tương ở ấp 14, xã Vĩnh Mỹ B (Hòa Bình - Bạc Liêu).
Chưa dám khẳng định thương hiệu chè "Thượng Ty" của gia đình anh chị Thắng - Hường ở xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên là thương hiệu nổi tiếng.
25 tuổi, anh Trần Trung Dũng, thôn Đông Thịnh, xã Đông Thọ (Sơn Dương) được vinh dự là một trong hai đoàn viên xuất sắc của tỉnh được nhận Giải thưởng Lương Định Của “Nhà nông trẻ xuất sắc” do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng năm 2009.