Sau gần 30 năm khỏi nghiệp, ông Nguyễn Văn Phước ở xã Phú Cường, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cần cù, nhẫn nại, chí thú làm ăn, đúc kết kinh nghiệm, tích cực áp dụng khoa học - kỹ thuật vào quá trình sản xuất đã tạo dựng cơ nghiệp vững chắc. Mô hình trồng lúa chất lượng cao kết hợp với chăn nuôi heo theo quy trình an toàn sinh học quy mô hộ gia đình của ông được hoàn thiện và đưa lại hiệu quả kinh tế cao.
Với ý chí và nghị lực của một người cựu chiến binh, ông Hoàng Văn Chất (bản Củ 2, xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã trở thành người “tiên phong” trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Làng nghề nước mắm Do Xuyên – Ba Làng được hình thành từ đầu thế kỷ XX. Do Xuyên là làng đánh cá nhỏ thuộc xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Từ lâu nước mắm Do Xuyên đã có tiếng tăm trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Trước đây, Do Xuyên có đến 300 hộ làm nghề, nhưng đến nay chỉ còn khoảng 50 hộ vẫn còn duy trì sống bằng nghề làm mắm thủ công truyền thống. Và người có tâm huyết và đam mê, góp phần không nhỏ vào việc duy trì và phát triển nghề này phải kể đến ông Nguyễn Văn Tuyến( phường Hải Thanh, TX. Nghi Sơn).
Là người đam mê làm nông nghiệp, nhiều năm qua ông Tống Văn Hướng ở xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương đã tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, làm nông nghiệp sạch. Với 30ha cao su, 20ha cây ăn trái đặc sản, 7ha trang trại chăn nuôi gà, heo và 8 nhà yến, mỗi năm sau khi trừ chi phí ông Hướng có thu nhập từ 7 - 8 tỷ đồng. Ông là một trong những nông dân xuất sắc được Hội Nông dân Việt Nam vinh danh.
Với chặng đường 5 năm nỗ lực không mệt mỏi trên con đường tự thân lập nghiệp, chàng thanh niên dân tộc Tày Lưu Đức Lập) sinh năm 1992 ở Đức Trọng (Lâm Đồng đã thành công với mô hình nông nghiệp sạch áp dụng kỹ thuật công nghệ, tạo công ăn, việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương.