Chị là Lương Thị Oanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) sản xuất nông nghiệp EaWy, thôn 6a, xã Ea Wy, huyện EaHleo, tỉnh Đắk Lắk. Để có được như ngày hôm nay là cả một quá trình phấn đấu không mệt mỏi suốt hơn 20 năm trên vùng đất bạc màu.
Với mong muốn đưa cây thanh long thành cây trồng chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao, anh Trần Đình Trung (xã Hàm Liên, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) đã vận động hội viên, nông dân trồng thanh long liên kết sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, đưa sản phẩm thanh long đến những thị trường khó tính trên thế giới.
Từ việc chỉ trồng mấy khay rau mầm cho con ăn dặm, chị Bùi Thị Thanh Hà ở xã Ninh Sở, huyện Thường Tín,Hà Nội đã mạnh dạn thuê 1,5 đất bỏ hoang của bà con đầu tư một trang trại ứng dụng công nghệ cao để sản xuất các loại rau mầm, rau ăn lá, rau baby... Hiện khu vườn này đưa lại doanh thu hàng năm đạt trên 3 tỷ đồng mỗi năm. Cơ sở đã giải quyết việc làm cho gần 20 nhân công với mức lương ổn định từ 4 - 7 triệu đồng/tháng.
Đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao luôn là một bài toán thách thức đối với những người nông dân ở Vĩnh Phúc. Nhờ mạnh dạn đầu tư chuyển đổi từ canh tác tự nhiên sang đầu tư vào công nghệ mới; tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, anh Phạm Văn Xuân – giám đốc công ty TNHH MTV Gia Bảo Cargo (Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) đã đưa nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn đến người tiêu dùng, thu lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.
Thời gian vừa qua, cây chuối tây được người dân ở Mê Linh, TP Hà Nội trồng khá nhiều nhưng chưa tập trung. Từ khi anh Sái Văn Triệu, ở thôn Hoàng Xá, xã Hoàng Kim mạnh dạn trồng hơn 70ha chuối tây xuất khẩu đi Trung Quốc đạt hiệu quả cao, hàng trăm ha đất ở đây đã được cải tạo sang trồng chuối tây theo chuỗi cung ứng sản phẩm. Sau 5 năm thử nghiệm, đến hay mô hình trồng chuối của gia đình anh Triệu đã cho thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm.