Không có những căn biệt thự sang trọng, hoa viên lạ mắt, những chiếc xe đời mới, ở làng quê này chỉ có những ngôi nhà bình dị nằm xen giữa cánh đồng lúa và những gia trại, trang trại chăn nuôi. Đó chính là ngôi làng của rất nhiều tỉ phú chân đất.
Chúng tôi tìm đến thăm trang trại nuôi ếch Thái Lan của anh Phạm Đăng Tập – Chàng thanh niên sinh năm 1983 tại xóm Yên Lạc, xã Yên Đồng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình và không khỏi bất ngờ, ngạc nhiên với mô hình nuôi ếch thái lan mỗi năm anh xuất ra thị trường hơn 10 tấn cho doanh thu nửa tỷ đồng mỗi năm.
Thời gian qua, nông dân Thái Bình đã tích cực thi đua sản xuất, kinh doanh đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Trên địa bàn tỉnh xuất hiện ngày càng nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả.
Từ bỏ cuộc sống chốn thị thành, gom góp vốn liếng về xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre để lập nghiệp, sau gần 20 năm miệt mài canh tác, nông dân Châu Văn Bối đã biến vùng hoang hóa thành vườn bưởi da xanh mượt mà trĩu quả, cho lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng mỗi năm.
Trong khi phần lớn các trại đều nuôi giống gà lai Đông Tảo bản địa thì ông Nguyễn Văn Bốn ở thôn Tân Nhuế, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên lại chọn nuôi giống gà lai 3 máu hướng thịt của Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương.
Thời gian qua, được sự hỗ trợ tích cực của các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh, nông dân Bạc Liêu đã có nhiều giải pháp tạo nên sự thành công trên bước đường khởi nghiệp. Mặc dù con số này còn rất nhỏ so với khát vọng làm giàu từ đồng ruộng của người nông dân nhưng sẽ tạo cảm hứng cho nhiều người vững tin vào khả năng làm giàu từ chính đồng đất của mình.
Thuộc thế hệ 9X, đều có học hành bằng cấp, bỏ mặc những lời can ngăn của gia đình rằng làm nông nghiệp rất vất vả, hai vợ chồng trẻ Nguyễn Thị Xuân và Đinh Công Dưỡng (xã Yên Phong, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) vẫn quyết tâm ở lại quê nhà mở trang trại chăn nuôi. Giờ đây họ đã sở hữu một trại gà khủng gần 1 vạn con, doanh thu hàng tỷ đồng/năm.
Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi được các cấp Hội phát triển sâu rộng và nâng cao về chất lượng. Từ đó đã khơi dậy tinh thần năng động, sáng tạo, vươn lên làm giàu của hội viên viên nông dân trong cả nước. Tiêu biểu trong số đó là những nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, có những đóng góp tích cực cho các hoạt động xã hội.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và nhân dân có truyền thống cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, thời gian qua nhân dân xã Đông Tảo (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu cây trồng vật nuôi mạnh. Đến nay 100% diện tích canh tác được trồng các loại cây cảnh, cây ăn quả như quất cảnh, quất quả, cam canh, cam Đông Tảo, bưởi ngọt, bưởi Diễn, nhãn lồng; nuôi bò lai sind, lợn nạc, các loại gia cầm như gà Đông Tảo, ngan Pháp... Tiêu biểu trong số đó là gia đình bà Hoàng Thị Huê chăn nuôi lợn hướng nạc, lợi nhuận lên đến 1 tỷ đồng mỗi năm, giải quyết việc làm cho nhiều lao động.
Xã Suối Tiên (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi gia súc. Hiện nay, đàn bò có hơn 8.000 con, đàn heo 5.000 con, gà 5.000 - 6.000 con, song đều chăn nuôi nhỏ lẻ. Tuy nhiên tình hình ô nhiễm môi trường ngày một phát triển, rác thải sinh hoạt trong chăn nuôi hoặc các công ty xí nghiệp xả thải chưa qua xử lý ra môi trường, gây ảnh hưởng đến không khí và môi trường sống. Từ đó gia đình và bản thân ông Nguyễn Thái Sơn ở thôn Gò Mè đã có ý tưởng xây dựng mô hình chăn nuôi tổng hợp khép kín (VAC) để không xả thải ra môi trường thiên nhiên, không ảnh hưởng đến đời sống nhân dân trong khu dân cư.