Thực hiện chủ trương của địa phương chuyển đổi sản xuất từ độc tôn cây cao su sang trồng các loại cây ăn quả, nhiều gia đình nông dân ở huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã vươn lên, có cuộc sống ấm no. Hộ ông Nguyễn Văn Trung, ngụ ấp Bến Tranh, xã Thanh An, là một điển hình. Gia đình ông Trung đã áp dụng thành công mô hình trồng sầu riêng, đạt chất lượng cao nhất tại huyện Dầu Tiếng. Đặc biệt, trong 4 năm liên tiếp (2015-2018), ông đều đạt giải nhất, giải nhì tại hội thi trái ngon an toàn Nam bộ.
Đến ấp Trà Co, xã Minh Diệu (huyện Hoà Bình, tỉnh Bạc Liêu) hỏi anh Huỳnh Võ Lâm, mọi người đều có lời khen ngợi vì tính tình chân thật, ham lao động và là một nông dân đạt nhiều thành tích trong lao động sản xuất.
Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều chính sách để khuyến khích, hỗ trợ người dân mở rộng quy mô chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAP. Đặc biệt, năm 2016, UBND tỉnh đã ban hành quyết định về chương trình hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, thủy sản và nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. Từ đó tạo cơ hội cho nhiều trang trại phát triển, đạt tiêu chuẩn, trong đó có trang trại của gia đình anh Cù Xuân Thành ở phường Đồng Xuân, thành phố Phúc Yên.
Đến xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, hỏi thăm gia đình ông Nguyễn Văn Quý, hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi thì hầu như bác nông dân nào cũng biết. Là hội viên Hội Nông dân, ông Quý không chỉ sản xuất kinh doanh giỏi, tích cực tham gia công tác Hội mà còn có nhiều đóng góp tích cực cho các hoạt động phong trào ở địa phương.
Bước vào công cuộc chăn nuôi ở tuổi 27, anh Lưu Trần Đình Châu (SN 1980) ở thôn Thọ Lộc 1, xã Nhơn Thọ (TX An Nhơn, Bình Định) chọn nghề nuôi gà thịt với quy mô nhỏ vì nhà ít đất sản xuất.
Trong những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi ở Quảng Bình đã trở thành một phong trào thiết thực, thu hút đông đảo các tầng lớp nông dân trong tỉnh tích cực tham gia. Từ phong trào trên, đã xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương nông dân vượt khó thoát nghèo, vươn lên làm giàu, tiêu biểu trong số đó là anh Đặng Thanh Long ở xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa.
Được biết thành tích đáng nể trong nuôi trồng thủy sản của anh Nguyễn Văn Liệu (xã Thụy Liên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) tại Hội nghị nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc năm 2017, chúng tôi thấy thật tự hào vì những người con đất Việt chịu khó, chịu khổ để đi đến thành công. Mô hình của anh cho lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm. Anh là tấm gương sáng để nhiều hội viên nông dân noi theo.
Từ năm 2012, được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, nhãn hiệu tập thể “Chè an toàn Bắc Sơn” đã được công nhận, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm chè Bắc Sơn trên thị trường. Sản phẩm chè Bắc Sơn đã có mặt tại rất nhiều hội chợ quy mô trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số tỉnh, thành trong cả nước, được nhiều người biết đến là một sản phẩm có chất lượng cao. Có được kết quả đó có một phần đóng góp không nhỏ của bà Đào Thị Quý - Chủ nhiệm Hợp tác xã nông lâm nghiệp Bắc Sơn (xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội), một phụ nữ mạnh mẽ và làm kinh tế giỏi.
Thực hiện Phong trào Nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, thời gian qua Hội Nông dân quận Tây Hồ (Hà Nội) đã đạt được nhiều kết quả. Qua phong trào đã xuất hiện một số gương điển hình xuất sắc, tiêu biểu trong số đó là hộ anh Nguyễn Quang Vụ - Hội Nông dân phường Nhật Tân.
Đến thăm trang trại chăn nuôi lợn với qui mô lớn, bố trí khoa học của anh Bùi Mạnh Cường ở xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương chúng tôi thấy thật vui vì được tận mắt thấy ông chủ còn rất trẻ, hiền lành nhưng có đầu óc thật táo báo.