Trong những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi ở Quảng Bình đã trở thành một phong trào thiết thực, thu hút đông đảo các tầng lớp nông dân trong tỉnh tích cực tham gia. Từ phong trào trên, đã xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương nông dân vượt khó thoát nghèo, vươn lên làm giàu, tiêu biểu trong số đó là anh Đặng Thanh Long ở xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa.
Được biết thành tích đáng nể trong nuôi trồng thủy sản của anh Nguyễn Văn Liệu (xã Thụy Liên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) tại Hội nghị nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc năm 2017, chúng tôi thấy thật tự hào vì những người con đất Việt chịu khó, chịu khổ để đi đến thành công. Mô hình của anh cho lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm. Anh là tấm gương sáng để nhiều hội viên nông dân noi theo.
Từ năm 2012, được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, nhãn hiệu tập thể “Chè an toàn Bắc Sơn” đã được công nhận, qua đó nâng cao giá trị sản phẩm chè Bắc Sơn trên thị trường. Sản phẩm chè Bắc Sơn đã có mặt tại rất nhiều hội chợ quy mô trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số tỉnh, thành trong cả nước, được nhiều người biết đến là một sản phẩm có chất lượng cao. Có được kết quả đó có một phần đóng góp không nhỏ của bà Đào Thị Quý - Chủ nhiệm Hợp tác xã nông lâm nghiệp Bắc Sơn (xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội), một phụ nữ mạnh mẽ và làm kinh tế giỏi.
Thực hiện Phong trào Nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, thời gian qua Hội Nông dân quận Tây Hồ (Hà Nội) đã đạt được nhiều kết quả. Qua phong trào đã xuất hiện một số gương điển hình xuất sắc, tiêu biểu trong số đó là hộ anh Nguyễn Quang Vụ - Hội Nông dân phường Nhật Tân.
Đến thăm trang trại chăn nuôi lợn với qui mô lớn, bố trí khoa học của anh Bùi Mạnh Cường ở xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương chúng tôi thấy thật vui vì được tận mắt thấy ông chủ còn rất trẻ, hiền lành nhưng có đầu óc thật táo báo.
Hộ gia đình ông Nguyễn Văn Đoan, ở xã Đông Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội là một điển hình làm kinh tế giỏi. Với diện tích trên 10ha đất dồn đổi và đấu thầu, ông Đoan đã mạnh dạn đầu tư vốn nuôi lợn thịt, nuôi trồng thủy sản và sản xuất gạch tuynel với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đó là câu chuyện của anh Phạm Văn Xuân- thôn Lau, xã Hoàng Lâu, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Với trang trại 2.500m2 đất nông nghiệp, mỗi năm anh Phạm Văn Xuân thu lợi nhuận hàng tỷ đồng, đó là số tiền mà bất cứ người nông dân nào cũng mơ ước nhưng không phải ai cũng có được.
Khu nhà kính hiện đại rộng 2.000m2 của chị Lê Thị Tám (tại thôn Tây Trì Nhơn, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang) được xem là mô hình đầu tiên ở tỉnh Thừa Thiên – Huế trồng rau theo phương pháp thủy canh.
Thời gian qua, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Cao Lãnh đã mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nông nghiệp. Trong đó, mô hình canh tác rau thủy canh của anh Nguyễn Phước Việt Cường - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Công nghệ Xuân Minh (ấp 1, xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) đã mở ra hướng đi mới đầy triển vọng.
Sau gần 5 năm khởi nghiệp với nghề nuôi yến, Tuấn Anh đã xây dựng được 5 nhà yến. Mang về thu nhập cho gia đình gần 3 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 10 lao động địa phương với mức lương 5 - 8 triệu đồng/người/tháng…