Dê là loài vật dễ nuôi, vốn đầu tư ít, đặc biệt những năm gần đây, giá dê thương phẩm, dê giống luôn ổn định, giúp nhiều hộ dân nuôi dê phát triển kinh tế tốt cho gia đình.
Ông Hoàng Bá Học ở thôn Ngọc Sơn, xã Quang Thịnh (huyện Lạng Giang, Bắc Giang) đã có một quyết định lập nghiệp khiến nhiều người “ngã ngửa”, khi bỏ cuộc sống phồn hoa nơi thành phố để lên núi làm nông dân ở cái tuổi đã xế chiều.
Anh Lục Văn Nhàn ở xã Bắc An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã thành công với mô hình kinh tế tổng hợp, bao gồm chăn nuôi gà thả đồi, trồng rừng, trồng cây ăn quả kết hợp dịch vụ cung ứng giống, thức ăn chăn nuôi. Anh là tấm gương tiêu biểu để nhiều bạn trẻ noi theo.
Ông Ngô Đức Thắng ở xã Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên là một nông dân tiêu biểu của tỉnh. Không chỉ sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu cho gia đình và quê hương, ông còn tích cực giúp đỡ hộ khó khăn, phát triển sản xuất.
Đến xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, hỏi thăm gia đình ông Nguyễn Cao Thả thì hầu như người dân nào cũng biết đến ông với mô hình chăn nuôi ấp nở con giống gia cầm và trồng cây ăn quả nổi tiếng ở địa phương.
Ở xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi phát triển rất mạnh, có nhiều nông dân thành công từ phong trào này, trong đó phải kể đến gia đình ông Phạm Văn Tơ.
Năm 2014, Tổ hợp tác sản xuất nông sản Mai Sơn ở xã Mai Sơn (huyện Yên Mô) được thành lập. Sự ra đời của Tổ hợp tác đã giúp những người nông dân hỗ trợ nhau mở rộng sản xuất, ổn định đầu ra cho sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập.
Hội Nông dân xã Yên Sơn, thành phố Tam Điệp (Ninh Bình) nhiều năm qua đã tích cực hỗ trợ, vận động hội viên, nông dân tiếp cận và ứng dụng những mô hình sản xuất mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hoạt động này, thu hút được nhiều nông dân tham gia sinh hoạt…
Hưng Hà là huyện nằm ở phía Tây bắc tỉnh Thái Bình, có giao thông thuận tiện; tổng diện tích đất tự nhiên 20.873,84ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm trên 70%; 91,36% dân số sống ở nông thôn. Những năm qua, Huyện đã chủ động qui hoạch hình thành các vùng liên kết sản xuất, sản xuất hàng hóa theo chuỗi, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, tạo tiền đề cho sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Điển hình như: mô hình trồng Hòe diện tích 6ha của gia đình ông Bùi Quốc Sự ở xã Hồng Minh cho thu nhập gần một tỉ đồng mỗi năm.
Từ 2 bàn tay trắng, chỉ với vốn kiến thức kỹ thuật và niềm đam mê vượt khó làm giàu, nay anh Phạm Văn Chính - hội viên chi hội nông dân xóm 7, xã Như Hòa, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đã có cơ ngơi chăn nuôi lợn an toàn trị giá hàng tỷ đồng.